Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Xử trí khi bé bị hóc, bỏng, ngộ độc

10:30:50 15/10/2009

Nếu bé bị bỏng, cần làm nguội vết bỏng bằng nước sạch; nếu bé bị ngộ độc, cần để bé nôn ra càng nhiều càng tốt...

Dị vật đường thở

Bé nhũ nhi có thể sặc sữa (cháo, cơm) hay các chi tiết đồ chơi nhỏ; bé lớn hơn có thể mắc hạt đậu (lạc) hoặc nhiều loại dị vật khác.

BS. Trương Ngọc Dương (chuyên khoa Nhi, Bệnh viện 103) cho biết, không nên móc họng, nhất là đối với bé vì dị vật có thể sẽ càng bị đẩy sâu xuống phía dưới, gây ngạt thở.

Nếu bé tỉnh táo và không bị khó thở thì nên bế bé và dỗ bé, không cho bé khóc để tránh dị vật chạy ngược lên khí quản. Nếu thấy bé khó khở, tím tái, khóc yếu (hoặc ngưng thở) thì cần làm các động tác sơ cứu nhanh.

- Có thể đặt đầu gối của mẹ lên cao vuông góc và dùng tay đỡ bé nằm sấp, đầu chúc xuống, chếch góc 45º và vỗ mạnh đường cột sống (từ thắt lưng trượt lên trên) tạo phản xạ để dị vật bật ra.

- Hoặc đặt bé nằm ngửa, ấn bụng nhẹ lên trên dần, đến chỗ ức thì ấn mạnh tạo phản xạ bụng - cổ để đẩy dị vật ra.

- Trường hợp dị vật không bật ra, cần điện thoại ngay cho bác sĩ để được tư vấn vì nếu để dị vật làm nghẹt đường thở sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của bé.

Chú ý: Với tất cả các ca dị vật đường thở, sau khi sơ cứu đều phải đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Thực tế, có nhiều ca dị vật lại trôi xuống dưới, nếu không được lấy ra khỏi cơ thể sẽ tạo mủ và gây biến chứng.

 

Bỏng

Theo TS. Nguyễn Viết Lượng (Viện Bỏng Quốc gia), cần nhanh chóng đưa trẻ bị bỏng ra khỏi nguồn nhiệt và làm nguội vết bỏng với nước sạch. Đóng vết bỏng bằng băng gạc vô trùng hoặc vải sạch và nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế nếu diện tích bỏng trên 10% cơ thể (tương đương một bàn tay) hoặc khi có dấu hiệu nguy hiểm như ngất xỉu, khó thở, tay chân lạnh.

Tuyệt đối không bôi kem đánh răng (nước mắm, giấm) lên vết thương; không làm bể bọng nước trong quá trình sơ cứu vì sẽ gây nhiễm trùng và làm nặng thêm vết bỏng.

Ngộ độc

Theo BS. Dương, nếu bị ngộ độc nhẹ, chỉ cần để bé nôn ra càng nhiều càng tốt và cho bé uống nhiều nước. Nếu bé bị ngộ độc vì uống phải axit, có thể dùng nước lạnh (hoặc khăn lạnh) cho bé ngậm trong miệng để hạn chế các tế bào bị tổn thương nặng thêm.

Nếu bé bị nhiễm độc qua da (niêm mạc), cha mẹ chỉ cần làm sạch bằng nước sạch hoặc nước xà phòng pha loãng. Tuy nhiên, nếu bé bị ngộ độc nặng thì phải đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Bị vật sắc nhọn đâm

Khi bé bị tai nạn (do vật sắc nhọn đâm phải), cần phải rửa sạch vết thương bằng oxy già hoặc nước sạch. Tuyệt đối không cố lấy những dị vật đã cắm sâu vào vết thương mà chỉ nên sát khuẩn và băng cố định dị vật tại chỗ, băng đủ chặt để cầm máu và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Các vật gây thương tích bằng kim loại như dao (kéo, đinh)... nếu có dính bẩn hoặc bị gỉ sét có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa bé đến cơ sở y tế để tiêm phòng.

Theo BS. Trương Ngọc Dương (chuyên khoa Nhi, Bệnh viện 103), khi bé gặp nạn, việc đầu tiên cần làm là xác định nguyên nhân gây tai nạn và sơ cứu kịp thời. Tốt nhất, nên lưu số điện thoại của bác sĩ gia đình (hoặc cơ sở khám chữa bệnh gần nhất), viết chữ to, dán ở nơi dễ thấy để trong một số trường hợp cần thiết có thể gọi điện xin tư vấn của những người có chuyên môn. 

 Theo Khoa Học & Đời Sống

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo