- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
An toàn dịp 1/6 cho bé
Theo BS Hứa Như Tiến (Trung tâm Tư vấn sức khỏe, Hà Nội), ngày 1/6 có thể rơi vào những ngày có thời tiết không ổn định, mưa nắng thất thường, nên khi cho bé đi chơi, cha mẹ cần phải có kế hoạch đề phòng cẩn thận.
Thời tiết thay đổi sẽ dễ dẫn tới tình trạng bé bị cảm cúm hoặc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vì vậy, cách tốt nhất là nên đưa bé đến những tụ điểm vui chơi có bóng mát và mang theo mũ, ô, áo mưa cho bé đề phòng sự “trở chứng” bất thường của thời tiết.
Ăn uống
Liên quan đến vấn đề ăn uống, BS Tiến khuyến cáo các bậc cha mẹ nên mang theo đồ ăn, thức uống theo sở thích của bé từ nhà, đề phòng trường hợp thực phẩm ở tụ điểm vui chơi không đảm bảo vệ sinh khiến bé dễ bị tiêu chảy.
Thực phẩm tiện dụng và an toàn cho chuyến đi chơi xa có thể là đồ hộp, vì đồ hộp được tiệt trùng ở nhiệt độ cao nên khá an toàn cho người sử dụng. Không nên cho bé uống nước có gas hoặc nước uống có đá, đề phòng bé bị viêm họng.
Đi bơi
Nếu cha mẹ cho bé đi tắm ở công viên nước, nên hạn chế thời gian bé tắm khoảng 20 phút, không nên kéo dài vì nước ngọt trong bể bơi không cân bằng với nước trong cơ thể (nước trong cơ thể có muối), dễ dẫn tới tình trạng bé bị mất nước, nhợt nhạt.
Nếu bé tắm ở biển, thời gian ngâm dưới nước có thể được lâu hơn, khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, không nên cho bé nằm trên phao vì có thể bị sóng đánh ra xa bờ, hoặc tắm ở bãi tắm có đá ngầm có thể gây nguy hiểm cho bé.
Đề phòng bé đi lạc
Để đề phòng bé lạc ở những điểm vui chơi, các bậc cha mẹ nên dạy bé tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của bố, mẹ, người thân (với những bé lớn trên 6 tuổi) hoặc hướng dẫn bé tìm gặp các chú công an, bảo vệ của khu vui chơi nhờ liên lạc với gia đình. Với những bé nhỏ hơn, cha mẹ nên ghi tên tuổi của bố mẹ, số điện thoại liên lạc nhét vào túi áo, túi quần hoặc cài vào sau cổ áo của bé để lỡ có lạc cha mẹ, những người xung quanh còn biết để liên hệ với gia đình.
Theo Gia Đình & Xã Hội
- Đề phòng những chấn thương do ngã (08:24:00 29/05/2009)
- Miếng dán hạ sốt và nguy cơ gây kích ứng cho bé (08:48:00 27/05/2009)
- Đề phòng lệch giới tính ở bé (08:48:00 27/05/2009)
- Dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ ở bé (1-4 tuổi) (07:28:00 27/05/2009)
- 5 chứng bệnh về mắt ở bé (10:16:00 26/05/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |