- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
5 chứng bệnh về mắt ở bé
Đau mắt đỏ, chứng Glocôm hoặc Sa mí mắt đều có khả năng gây cản trở thị giác cho bé.
1. Đôi mắt lười biếng (chứng suy giảm thị lực)
Sự suy giảm thị lực thường xuất hiện ở một bên mắt của bé. Dấu hiệu là bé không thể nhìn thấy hình ảnh một cách rõ ràng. Đồng thời, một bên mắt của bé không có khả năng hoàn thiện như bên mắt còn lại.
2. Mí mắt sưng phù
Nguyên nhân là do tuyến dầu dưới mí mắt của bé bị viêm. Kết quả, mí mắt của bé bị sưng lên, kèm theo dấu hiệu đóng vảy cứng trên lông mi, đặc biệt là vào buổi sáng.
Bạn có thể dùng gạc ấm chườm vùng mắt bị sưng cho bé; đồng thời, vệ sinh vùng da phía dưới mi mắt bị đóng vảy bằng dầu gội dịu nhẹ dành cho bé. Nếu mắt bé bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể chỉ định việc dùng kháng sinh cho bé.
3. Mí mắt rủ xuống (chứng sa mí mắt)
Nguyên nhân là do cơ vùng mí mắt của bé bị yếu nên nó không đủ sức nâng vùng mí mắt trên cho bé. Ở mức độ bình thường, chứng sa mí mắt gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nó cũng có thể gây cản trở tầm nhìn ở bé, khiến thị giác của bé không thể phát triển đến độ chuẩn.
4. Chứng đau mắt đỏ
Xuất hiện khi mắt bé có dấu hiệu bị đỏ. Nó cũng bao gồm biểu hiện bé bị chảy nước mắt liên tục, thay đổi dịch tiết ở mắt. Nguyên nhân có thể do nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn. Với bé lớn hơn, chứng đau mắt đỏ có liên quan đến yếu tố dị ứng.
Tuỳ trường hợp, bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc nhỏ mắt dạng nước hoặc dạng mỡ. Rửa tay cho bé thường xuyên cũng là cách ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn.
5. Chứng Glocôm
Nguyên nhân là do bên trong mắt của bé chịu áp lực lớn. Nếu không được điều trị đúng cách, glocôm có thể khiến bé bị mù.
Dấu hiệu là mắt bé trở nên nhạy cảm với ánh sáng, bé chảy nhiều nước mắt và bị đau mắt liên tục. Glocôm sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa bé bị mù.
Ngọc Huê (Theo Parenthood)
- Thời gian ngủ cho bé (09:30:00 24/05/2009)
- Phòng bệnh tay chân miệng (15:32:00 22/05/2009)
- 8 lưu ý khi cho bé uống thuốc (22:23:00 19/05/2009)
- Vất vả cấp cứu cho bé trai bị khóa quần 'kẹp chim' (00:15:00 19/05/2009)
- Chứng tự kỷ có liên quan đến thời tiết (11:01:00 18/05/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |