- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Đề phòng những chấn thương do ngã
Một phụ huynh băn khoăn: ‘Bé nhà tôi khá hiếu động và thường bị ngã. Làm sao để giảm những chấn thương nghiêm trọng cho bé?’.
Tham khảo câu trả lời từ Kidshealth.
Chạy nhảy, đi xe đạp là hoạt động ưa thích của nhiều bé; cho nên, chấn thương và những vết thâm tím nhỏ sẽ là điều khó tránh; tuy nhiên, những tai nạn thế này có thể ngăn ngừa.
Để bé được an toàn, cha mẹ nên lưu ý một số điểm sau:
- Không nên cho bé tự động trèo lên bàn, ghế hoặc chảy nhảy ở khu vực cầu thang; trừ khi, bạn luôn giữ bé trong phạm vi an toàn.
- Có thể sử dụng một miếng da bọc để bảo vệ đầu gối khi bé đi xe đạp.
- Bạn nên cho bé đi một đôi dép chống trượt khi bé di chuyển trên sàn nhà tắm.
- Không nên để những món đồ chơi bé yêu thích gần khu vực cầu thang vì bé có thể mải chơi mà bị ngã.
2. 'Tôi có nên để cho bé ngủ, sau khi bé vừa bị ngã?'
Nếu bé bị thương vào đầu hoặc bị ngã ở những điều kiện đặc biệt như bé trèo lên cây và bị rơi xuống đất; bé bị ngã cầu thang; bé kể cho bạn nghe chi tiết về vụ tai nạn mà bạn nghi ngờ xuất hiện chấn thương nghiêm trọng; bé liên tục quấy khóc; bé bị nôn (trớ)… thì bạn nên đưa bé đi khám.
Ngoài ra, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn cũng nên đưa bé đi khám khẩn cấp:
- Bé bị đau đầu, thay đổi giọng nói.
- Bé khó khăn khi cử động và không thể đi lại như bình thường.
Nhiều cha mẹ tin rằng, không nên cho bé ngủ ngay sau khi bé bị ngã để tránh bé rơi vào tình trạng mê man nhưng điều này cũng không hoàn toàn đúng. Một số bé cần được nghỉ ngơi hoặc ngủ một giấc ngắn để vượt qua cảm giác khó chịu khi bị ngã.
3. 'Bé nhà tôi bị ngã từ một chiếc bàn. Tôi phải làm gì?'
Khi bé bị ngã, dù ở sân chơi, từ một chiếc bàn, chiếc ghế hay ngã xe đạp, bạn cũng nên kiểm tra vết thương cho bé, đặc biệt là khi vùng đầu hoặc vùng lưng của bé va chạm với mặt đất.
Bạn nên đảm bảo chắc rằng bé không bị thương nặng như không bị gãy xương. Nếu bé trông có vẻ không bị đau và vẫn di chuyển như bình thường thì vết thương không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn vẫn nên để mắt tới bé, ít nhất là trong vòng 24 giờ đồng hồ sau đó.
Nếu bé xuất hiện một trong những dấu hiệu sau, bạn nên đưa bé đi khám:
- Mất nhận thức: Bé mê man, khó thở.
- Vết thương của bé tiếp tục bị chảy máu dù bé không chịu thêm một áp lực nào khác.
- Có tình trạng gãy xương, bao gồm cả những dấu hiệu bạn có thể quan sát bằng mắt thường; chẳng hạn, cổ tay của bé sưng lên, đôi chân của bé khó cử động.
- Dấu hiệu chấn thương hộp sọ: Một vùng nào đó trên da đầu bị sưng lên; có chất dịch (hoặc máu) chảy ra ở mũi, tai bé.
- Dấu hiệu bị choáng: Mắt bé không cử động như bình thường; bé trở nên yếu ớt, khó khăn khi nói, suy giảm thị lực và kém vận động; bé bị nôn (trớ) liên tục và ngủ triền miên.
- Bé quấy khóc liên tục.
Ngọc Huê
- Miếng dán hạ sốt và nguy cơ gây kích ứng cho bé (08:48:00 27/05/2009)
- Đề phòng lệch giới tính ở bé (08:48:00 27/05/2009)
- Dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ ở bé (1-4 tuổi) (07:28:00 27/05/2009)
- 5 chứng bệnh về mắt ở bé (10:16:00 26/05/2009)
- Thời gian ngủ cho bé (09:30:00 24/05/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |