- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phòng bệnh tay chân miệng
Qua đài, báo tôi được biết các bé hay mắc bệnh tay chân miệng. Có những trường hợp biến chứng viêm não rất nguy hiểm. Xin hỏi bệnh do đâu? Cách phát hiện sớm và phòng bệnh này? (Phạm Thị Phượng, Quảng Ninh)
Ý kiến của BS. Vũ Ngọc Anh
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, do nhóm virus đường ruột gây nên. Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết của mũi, họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, hoặc qua đường phân - miệng. Virus được đào thải qua phân tồn tại trong đất, nước, rau..., người có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus.
Ảnh minh họa.
Bệnh có biểu hiện sốt, sưng miệng, nổi ban có bọng nước. Bắt đầu thường sốt nhẹ, kém ăn, mệt mỏi và sưng họng; một vài ngày sau, có những chấm đỏ có bọng nước rồi vỡ thành vết loét.
Các vết này thường nằm ở lưỡi, lợi và bên trong má. Các tổn thương trên da cũng xuất hiện sau 1-2 ngày. Biểu hiện là các vết đỏ, có thể có bọng nước, không ngứa và thường ở lòng bàn tay, gan bàn chân.
Tùy tác nhân gây bệnh, nếu bị tay chân miệng do coxsackievirus A16, thường là một bệnh nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày. Nhưng tay chân miệng do entevirus 71 gây nên có thể gây biến chứng viêm màng não, thậm chí tử vong.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu, trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị biến chứng nếu có. Vì vậy cần chú ý phòng bệnh bằng cách vệ sinh cá nhân, đồ chơi, tránh tiếp xúc với người bệnh, ăn chín uống sôi.
Khi bé bệnh có các biểu hiện sốt, đau đầu, đau lưng, nôn ói, hay giật mình cần đưa ngay trẻ đi khám để điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
- 8 lưu ý khi cho bé uống thuốc (22:23:00 19/05/2009)
- Vất vả cấp cứu cho bé trai bị khóa quần 'kẹp chim' (00:15:00 19/05/2009)
- Chứng tự kỷ có liên quan đến thời tiết (11:01:00 18/05/2009)
- Trị tưa lưỡi cho bé bằng rau ngót (23:49:00 17/05/2009)
- Giúp bé long đờm trong cổ họng (16:19:00 15/05/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |