- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
8 lưu ý khi cho bé uống thuốc
Việc dùng thuốc cho các bé phải đặc biệt thận trọng. Nếu cha mẹ tùy tiện thì ngay cả những loại thảo dược cũng có thể khiến bé gặp nguy hiểm.
1. Lưu ý với thuốc nhai
Loại thuốc viên bé có thể nhai thường không giới hạn độ tuổi sử dụng rõ ràng; vì thế, bạn nên cẩn thận khi muốn bé tự nhai thuốc trước khi nuốt thuốc vào trong cổ họng, cùng với nước lọc.
Các bé trên 2 tuổi có khả năng tự kiểm soát việc nhai thuốc, đặc biệt là với những loại tan nhanh. Bạn nên chú ý khi đưa thuốc viên cho những bé có độ tuổi nhỏ hơn hoặc bé vẫn chưa làm quen với việc nhai thức ăn. Để tránh bé bị hóc, bạn nên nghiền thuốc và cho bé uống thuốc bằng thìa. Sau khi bé dùng hết một thìa thuốc, bạn nên cho bé thưởng thức một thìa thức ăn mềm, như sữa chua hoặc hỗn hợp táo ép. Bạn chỉ nên cho bé uống đủ số thìa thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Aspirin
Bạn không nên tùy tiện cho bé uống aspirin hoặc những loại thuốc khác có chứa asprin. Bởi vì, aspirin có thể khiến bé mắc chứng Reye syndrome (chứng bệnh có các dấu hiệu như khi bé bị cảm, ho gà, tuy hiếm gặp nhưng nó vẫn có khả năng gây bệnh nặng cho bé). Bạn cũng nên cẩn thận với những loại thuốc được trích dẫn là “không có aspirin”. Aspirin cũng có liên quan đến các thành phần của thuốc là “salicylate” hoặc “axit acetylsalicylic”.
Nên đọc nhãn thuốc cẩn thận và trao đổi với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ về những loại thuốc có chứa aspirin dành cho bé. Thông thường, với nhóm bé bị ốm, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc hạ sốt, giảm đau an toàn cho bé.
3. Lạm dụng thuốc hạ sốt
Các nghiên cứu chứng minh, việc cha mẹ cho bé uống nhiều thuốc hạ sốt sẽ không khiến bé nhanh chóng thoát khỏi cơn sốt. Ngược lại, điều này sẽ gây hại cho bé như khiến bé bị ngộ độc thuốc, xuất hiện cảm giác khó chịu trong dạ dày, nổi phát ban, nhịp tim nhanh, rối loạn giấc ngủ, co giật và thậm chí là tử vong. Tại Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 7.000 trẻ em dưới 11 tuổi phải điều trị trong bệnh viện vì được cha mẹ sử dụng quá nhiều thuốc hạ sốt.
4. Thuốc dành cho người lớn
Không ít cha mẹ suy nghĩ sai lầm rằng, cơ thể các bé cũng tương tự như với người trưởng thành nên dùng một nửa số thuốc dành cho người lớn sẽ an toàn cho bé. Nếu loại thuốc đó có dòng chống chỉ định dành cho trẻ em thì bạn nên đặc biệt tránh xa.
5. Thuốc chống nôn (trớ)
Không nên cho bé dùng thuốc chống nôn (trớ) trừ khi bạn được bác sĩ cho phép làm điều này. Nôn (trớ) là dấu hiệu thường gặp trong sự phát triển của bé và nhiều bé có thể kiểm soát được tình trạng này mà không cần dùng thuốc. Hơn nữa, phần lớn những loại thuốc chống nôn (trớ) đều tiểm ẩn mối nguy hiểm cho bé. Nếu dấu hiệu nôn trớ ở bé diễn ra thường xuyên, bé bị mất nước nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi khám.
6. Thuốc hết hạn sử dụng
Bạn nên loại bỏ những viên thuốc đã bị biến đổi màu sắc, bị vỡ vụn hoặc những dấu hiệu khác trên viên thuốc không giống với lúc bạn đã mua chúng. Những viên thuốc hết hạn hoặc bị hỏng thường không có hiệu quả chữa bệnh mà còn gây hại.
7. Đơn thuốc đã được bác sĩ chỉ định cho bé khác
Bạn nên tránh áp dụng những loại thuốc, đã chữa khỏi bệnh cho bé nhà hàng xóm, cho bé nhà mình, dù các bé có cùng những triệu chứng bệnh. Cơ địa mỗi bé là khác nhau. Hơn nữa, việc bạn tự ý chẩn bệnh cho bé không phải lúc nào cũng chính xác.
8. Các loại thảo mộc
Những loại thuốc có chiết xuất từ cây ma hoàng (một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Trung Hoa) có thể gây hại cho bé. Với người lớn, việc dùng thảo mộc quá liều có liên quan đến chứng cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, những cơn tai biến và đột quỵ. Vì thế, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ một loại thuốc có chiết xuất từ thảo dược.
Có nhiều loại thuốc thảo dược an toàn và thân thiện với sức khỏe của bé nhưng không phải thứ gì có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng có lợi cho bé. Những sản phẩm thảo dược có thể khiến bé bị ngộ độc thuốc, tăng huyết áp và gây hại cho gan. Ngoài ra, sự kết hợp khi dùng thảo dược với một loại thuốc khác có thể gây nên những phản ứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của bé.
Phương Thảo (Theo Babycenter)
- Vất vả cấp cứu cho bé trai bị khóa quần 'kẹp chim' (00:15:00 19/05/2009)
- Chứng tự kỷ có liên quan đến thời tiết (11:01:00 18/05/2009)
- Trị tưa lưỡi cho bé bằng rau ngót (23:49:00 17/05/2009)
- Giúp bé long đờm trong cổ họng (16:19:00 15/05/2009)
- Khi bé có vết thâm tím trên người (08:23:00 15/05/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |