- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Giữ sức khỏe cho bé ngày Tết
Dịp Tết, nhiệt độ đêm Hà Nội có thể xuống 10ºC, xuất hiện băng giá và sương muối; trong khi đó, ban ngày trời ấm, khoảng 19ºC. Các chuyên gia y tế lo ngại, sẽ có nhiều người đổ bệnh, nhất là các bé.
BS. Vũ Quý Hợp (Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi T.Ư) khẳng định, sự chênh lệch nhiệt độ, chuyển đổi thời tiết là tác nhân chủ yếu khiến bé đổ bệnh, do cơ thể bé không kịp thích ứng với sự thay đổi này.
Ảnh minh họa: GettyImages. |
Bác sỹ Nguyễn Văn Lộc (Phó giám đốc BV Nhi TƯ) cảnh báo việc giữ ấm đối với các bé sơ sinh khi ở nhà. Dưới da bé sơ sinh có hai loại axit no và không no, chúng rất dễ bị đông vón khi nhiệt độ hạ thấp. Trong thời tiết lạnh giá, nếu không giữ đủ ấm, bé sơ sinh có thể bị phù cứng bì - bệnh hiện chưa có thuốc điều trị với tỷ lệ tử vong rất cao. Ngoài ra, việc giữ không đủ ấm có thể khiến bé mắc các bệnh viêm tiểu phế quản ở bé sơ sinh, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi… Đây đều là những bệnh rất nguy hiểm với bé. Để giữ ấm cho bé, ngoài việc mặc quần áo, ủ ấm bằng khăn, chăn, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nhiệt độ phòng ở của bé phải đảm bảo kín gió, nhiệt độ lý tưởng từ 28-30ºC. Nhiệt độ cơ thể bé không được phép dưới 36,5ºC, vì với nhiệt độ cơ thể từ 32-35ºC, bé sơ sinh có nguy cơ tử vong lên tới 70-80%. Bé sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh trong lúc tắm, thay tã, quần áo. Nhất là việc thay tã, có những bé phải thay rất nhiều lần trong ngày. Vì thế, trong những ngày rét mướt này, nên dùng máy sưởi ấm phòng hoặc bật điều hoà ấm giữ nhiệt độ phòng luôn ổn định. Nếu không có điều kiện, có thể giữ ấm cho bé bằng cách đơn giản như dùng chai nước nóng đặt bên ngoài lớp chăn cuốn bé. Cần lưu ý không để da bé chạm vào chai nước vì có thể gây bỏng do da bé rất non. Tuyệt đối không nên đốt củi hoặc dùng than tổ ong sưởi ấm trong phòng, vì bé có thể bị ngộ độc khí. Khi dùng máy sưởi, điều hoà trong phòng, để tránh khô da, khô mũi cho bé, nên đặt trong phòng một chậu nước. Với bé sơ sinh, nếu không tắm (hay lau người) rất dễ bị viêm da. Vì thế, khi tắm, lau rửa cho bé, cần bật máy sưởi ấm phòng, nên tắm từng phần, từ đầu xuống chân. Tắm xong phần nào, lau khô, mặc ấm rồi mới lau tiếp phần khác. Nếu phòng đủ ấm, kín gió, có thể tắm cho bé nhưng phải chuyển bị nước tắm đầy, để người bé ngập trong nước, sẽ không bị lạnh. Khi nhấc bé lên, quấn nhanh bé trong lớp khăn ủ dày, thấm nước để khô người rồi nhanh chóng đội mũ, mặc quần áo cho bé. |
Trên thực tế, một đợt rét kéo dài bao giờ cũng khiến lượng bệnh nhi tăng vọt và có rất nhiều ca bệnh nặng. Đợt rét mới đây, số lượng bệnh nhân tới khám luôn ở mức cao, với khoảng 1.700 lượt bé tới khám bệnh mỗi ngày tại BV Nhi T.Ư.
Theo BS. Hợp, bình thường, bé chủ yếu ở trong nhà, do vậy không có sự thay đổi nhiệt độ quá lớn. Nhưng ngày Tết, bé thường được bố mẹ cho đi chúc Tết nên càng phải biết cách phòng bệnh. Khi cho bé ra ngoài đi chơi, đi chúc Tết họ hàng, dù chỉ quãng đường ngắn cũng cần cho bé mặc đủ ấm, có mũ, kính, khẩu trang, chỉ nên đi với tốc độ vừa phải và luôn phải lưu ý xem bé có bị ủ quá kỹ phần đầu mặt khiến khó thở không.
Bé cần mặc đủ ấm nhưng cũng cần phòng cảm lạnh do ra quá nhiều mồ hôi. Lau mồ hôi, thay quần áo ngay khi bé lỡ tè dầm là những việc tủn mủn nhưng lại quan trọng để phòng bệnh.
Tránh rét cho bé khi đi tàu xe
Đặc trưng khi đi tàu, xe là rất hút gió, vì vậy, bạn cần mặc nhiều lớp quần áo cho bé. Với các bé còn nhỏ, tốt nhất là nên quấn bé trong nhiều lớp khăn lớn để giữ ấm cho bé. Bạn nên mặc áo liền quần để giữ ấm bụng và chân bé. Nên mang bao tay để tránh bị lạnh. Ngoài lớp áo ấm, bạn nên mặc, ủ cho con bằng áo “phao”, áo gió để cản gió lùa vào cơ thể bé.
Tuy nhiên, cũng cần phải để phòng ôm bé quá chặt hoặc chùm quá kín phủ hết mặt - khiến bé nghẹt thở. Chú ý mặc áo bên trong cho bé bằng chất cotton, thoáng, dễ thấm mồ hôi. Luôn giữ ấm cổ cho bé. Khi đóng bỉm cho bé, nên thường xuyên thay để bé không bị nhiễm lạnh. Tránh để mặt, mũi, miệng bé tiếp xúc trực tiếp gió.
Không tự động cho bé uống thuốc
BS. Hợp cho biết, trong thời tiết lạnh, ẩm như hiện nay, bé rất dễ bị viêm đường hô hấp trên với các biểu hiện xổ mũi, ho, viêm họng, sốt... Nếu bé không được điều trị sớm, đúng cách sẽ dễ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi.
Tuy nhiên, đại đa số người dân Việt Nam thường dự trữ thuốc trong mấy ngày Tết. Khi bé bị ho, xổ mũi, rối loạn tiêu hoá, đi ngoài... là tự động cho bé uống thuốc (chủ yếu là kháng sinh). Điều này là cực kỳ nguy hiểm. Thuốc chỉ mang lại hiệu quả khi trị đúng bệnh, còn cực hại khi dùng bừa bãi. Nhất là trong thời điểm hiện nay, chủ yếu các bệnh viêm đường hô hấp, đường tiêu hóa do virus, nếu uống kháng sinh bệnh không những không khỏi mà còn gây hại cho cơ thể.
Hơn nữa, nhiều gia đình sợ xui, đầu năm đã dính tới bệnh viện, thuốc thang nên khi có bé ốm vẫn không đưa đi khám. Đó là lý do khiến nhiều bé ở trong tình trạng bệnh đã nặng, phải cấp cứu với những triệu chứng của suy hô hấp như: khó thở, khò khè, mặt mũi xanh tái, ho rũ rượi, đờm dãi ứ nghẹt, mệt lả; có bé sốt cao, co giật.
Theo DT
- Ngộ độc thức ăn dịp Tết (09:55:00 15/01/2009)
- Những sai lầm khi cho bé uống thuốc (15:23:00 12/01/2009)
- Chơi ngoài trời giúp ngăn ngừa bệnh cận thị (14:03:00 08/01/2009)
- Bỏng vì đắp gừng (13:41:00 07/01/2009)
- Bé cảm lạnh vì cha mẹ chủ quan (09:07:00 05/01/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |