- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phòng và điều trị viêm tai giữa cấp
Đây là một căn bệnh có thể xảy ra đối với mọi người, ở mọi lứa tuổi. Nhưng đặc biệt, các bé từ 1-3 tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất.
Ở các bé còn nhỏ, viêm tai giữa thường biểu hiện bằng các triệu chứng sốt cao 39-40ºC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật… chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai. Nếu là bé lớn hơn, bé sẽ kêu đau tai.
Tất cả các bé bị sốt không rõ nguyên nhân hay tiêu chảy và nôn… đều phải được khám kỹ về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.
Bé có biểu hiện rối loạn tiêu hoá: Đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.
Biến chứng
Nếu không phát hiện bệnh cho bé ở giai đoạn đầu, 2-3 ngày sau bệnh sẽ chuyển sang vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai. Lúc đó ta có thể thấy bé đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được, hết rối loạn tiêu hoá, đi ngoài trở lại binh thường, không kêu đau tai nữa. Tưởng chừng như bệnh đã lui nhưng thực ra viêm tai giữa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với một dấu hiệu rất quan trọng: Chảy mủ tai.Tác hại
Viêm tai giữa cấp ở bé nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con…ảnh hưởng đến sức khoẻ nghe của bé. Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng.
Viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như: Viêm màng não, ápxe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây tê liệt dây thần kinh mặt (dây số 7).
Chẩn đoán và điều trị
Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa ở bé còn nhỏ nhất thiết phải do các thầy thuốc chuyên khoa tiến hành.
Vì đây là một bệnh có thể gây biến chứng nặng nên các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý cho bé dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Phòng ngừa
Cần rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng của bé nhỏ, không để bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay người mắc bệnh. Đối với bé sơ sinh, phải vệ sinh bình bú sạch sẽ nếu phải nuôi bộ (tốt nhất là dùng thìa) và bể bé ở tư thế ngồi nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràn vào vòi nhĩ.
Tuyệt đối không cho bé bú nằm. Khi bé nôn trớ, không nên đặt bé nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa. Khi gội đầu cho bé, không nên hạ thấp đầu bé quá, bé khóc nước bọt sẽ chảy vào tai giữa.
Với những bé hay bị viêm mũi, thò lò mũi, viêm amidan,…cần cho bé đi khám để điều trị dứt điểm vì đó là nguồn gốc gây bệnh.
Viêm tai giữa là một bệnh dễ tái phát, vì thế bé mắc bệnh này cần được theo dõi thường xuyên ở các cơ sở tai mũi họng để phòng tái phát.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh (KH&ĐS)
- Các sai lầm hay gặp khi chăm bé bị tiêu chảy (10:26:00 12/12/2008)
- Các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bé (14:09:00 09/12/2008)
- Bé 'cấm khẩu' vì bố mẹ bỏ nhau (13:54:00 04/12/2008)
- Con bị osin 'dọa' cho phát hoảng (17:27:00 03/12/2008)
- Chưa có giấy khai sinh vẫn được khám bệnh miễn phí (17:00:00 03/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |