- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé "cấm khẩu" vì bố mẹ bỏ nhau
Từ khi bố mẹ ly dị, bé Sóc (3 tuổi) ở Hoàng Mai, Hà Nội, không bao giờ nói câu gì với mọi người xung quanh. Trước đó, cô bé biết nói khá sớm, lúc chưa đầy tuổi và rất hoạt bát, hay hát, hay cười.
Gia đình Sóc vốn khá hạnh phúc. Bố là bác sĩ, mẹ là nhân viên kinh doanh với hai cô con gái xinh xắn, vui vẻ. Nhưng cách đây mấy tháng, bố Sóc phát hiện vợ ngoại tình rồi sau đó hai người ly hôn. Chị gái Sóc qua ở với bố, Sóc được mẹ đón về ở cùng chồng mới.
Từ đó, không ai trong gia đình còn thấy Sóc nói năng gì nữa. Cô bé có cái miệng chúm chím, hay hát ngọng nghịu, thường làm mặt xấu rồi cười giòn tan bỗng trở nên nhút nhát, hay khóc, hay dỗi và hầu như luôn cố tình làm sai lời yêu cầu của mẹ.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng, những lần đi chơi cùng bố hay được bố đến lớp đón, Sóc tỏ ra phấn chấn hẳn lên, bé lại chơi đùa, nghịch ngợm hay vuốt cằm, bá cổ bố cười khanh khách nhưng vẫn không nói tiếng nào. Rồi mỗi lần mẹ đưa đi đâu ngang qua nhà bố, Sóc luôn chỉ tay và muốn kéo mẹ vào.
Cũng chịu hoàn cảnh bố mẹ mỗi người mỗi nơi, bé Tường, 5 tuổi (Thái Nguyên) được đưa tới phòng khám Tuna, phố Vọng, Hà Nội (chuyên về sàng lọc, tư vấn dự phòng các rối nhiễu tâm trí) trong dáng vẻ lầm lỳ, cáu kỉnh, nói năng lý nhí.
Người nhà em cho biết, ngày trước Tường cũng là đứa trẻ khá thông minh, nhanh nhẹn. Từ khi bố mẹ ly thân, em về ở với bố và hay tỏ ra cáu giận vô cớ, thường thu mình lại, không thích chơi với những trẻ khác hay người lớn. Không những thế, gương mặt Tường hay tỏ vẻ hốt hoảng, sợ sệt trước những điều bình thường xung quanh. Em rất thích được người thân ôm thật chặt.
Tiến sĩ Lã Thị Bưởi - Trưởng phòng khám Tuna cho biết, tuy chưa thống kê cụ thể nhưng phần lớn các em được đưa đến điều trị về rối nhiễu tâm lý, trầm cảm đều có gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ly hôn.
Theo bà, khi bố mẹ chia tay, bé thường cảm thấy cô đơn, thiếu thốn tình cảm, mang cảm giác tự ti và khó điều khiển được cảm xúc. Nhiều bé khi tiếp xúc với bác sĩ tỏ ra giận dữ hay gào khóc thật to.
"Dù thế nào thì sự chia ly của bố mẹ luôn ảnh hưởng rất lớn tới con cái nhưng ở mỗi lứa tuổi, mức độ, khía cạnh tác động của chuyện buồn này với các em lại khác nhau" - tiến sĩ Bưởi phân tích. Khi còn nhỏ, bé dễ trầm cảm, lo âu, cảm thấy bị mất mát và thường có biểu hiện kém ăn, chán nản, có thể nôn, ra mồ hôi tay chân. Bé lớn hơn thường tỏ ra buồn chán, thất vọng, thấy cuộc sống vô nghĩa.
Đặc biệt, nếu sau khi bố mẹ xa nhau mà bé lại không hoặc ít nhận được sự quan tâm nữa thì các em dễ xuất hiện rối loạn tăng động giảm chú ý (với bé còn nhỏ); hay bỏ đi, trộm cắp, nói dối... (với bé đã lớn). Đôi khi bé cố tỏ ra như thế để kêu gọi sự chú ý của những người thân yêu nhất.
Có những bé sau biến cố gia đình ấy còn cảm thấy tuyệt vọng, nhìn nhận sự việc, mọi người xung quanh bằng con mắt bi quan, oán trách. Như trường hợp của Thạch, 13 tuổi (Đống Đa, Hà Nội) là ví dụ.
Vốn luôn dẫn đầu về học tập trong lớp nhưng năm học này, Thạch lại học sút dần và có những biểu hiện lạ như sống khép kín, hay chống đối ý kiến của mẹ, anh chị... Mới đây, Thạch còn viết một lá thư dài và cố tình đặt lên bàn học để mẹ thấy.
Trong lá thư, có những đoạn Thạch thể hiện thái độ rất hận đời: "Cái cuộc đời chó chết này, có ai thèm để ý đến tôi đâu? Tôi đã thiếu thốn tình cảm của người cha, giờ lại chẳng được mẹ quan tâm. Tôi quá cô đơn, chẳng biết nương tựa vào đâu, chẳng ai muốn nghe tôi nói. Cái nhà này giống như địa ngục. Tôi ghét tôi, tôi ghét mọi người. Tôi chỉ mơ có một gia đình đầy đủ, để tôi được đùm bọc, được yêu thương".
Thực ra, từ khi Thạch về ở với mẹ sau khi bố lấy vợ mới, mẹ quá lo lắng cho em nên luôn bắt em ở nhà học, không cho đi chơi với bạn bè hay tham gia các hoạt động bên ngoài. Cũng vì phải lo làm ăn kiếm tiền cho con ăn học, sống sung túc nên không mấy khi chị có thời gian thủ thỉ cùng con. Và tất cả những điều đó lại khiến Thạch nghĩ rằng mình bị bỏ rơi, cấm đoán và không được quan tâm.
Tiến sĩ Lã Thị Bưởi cho rằng, điều quan trọng nhất khi chữa trị cho bé bị rối loạn cảm xúc sau khi bố mẹ ly hôn là giúp các em bình ổn về tâm lý, qua tư vấn, qua các trò chơi, bài tập để giúp bé dần lấy lại sự tự tin, hòa nhập với cuộc sống và cảm nhận được tình yêu thường của mọi người.
Bác sĩ tâm lý Bưởi chia sẻ, ly hôn là chuyện của người lớn, đôi khi là việc bất khả kháng khi vợ chồng không thể chịu đựng được nhau nữa. Tuy nhiên, dù có không chung sống, họ cũng cần ý thức rằng con cái là của cải chung - thứ của cải quý giá nhất và không thể trao đổi được, hơn nữa lại rất dễ bị tổn thương, nên cần được cả hai trân trọng và dành cho những điều tốt đẹp nhất.
Để giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt của cuộc ly hôn với con, bố mẹ cần ứng xử thật văn hóa, nhân bản. Điều tối kỵ là vợ hoặc chồng nói xấu hay cố làm con xa lánh người kia. Hai người phải làm sao xây xựng cho bé niềm tin vào cuộc sống, giúp con luôn cảm nhận được sự gần gũi, quan tâm của cả bố và mẹ, dù không cùng sống dưới một mái nhà. Với những cháu lớn hơn, bố hoặc mẹ - người trực tiếp chăm sóc con, ngoài việc dành thời gian quan tâm, cần hướng bé tới những hoạt động thể chất, cộng đồng bổ ích.
* Tên các bệnh nhân trong bài đã được thay đổi.
Theo VnE
- Con bị osin 'dọa' cho phát hoảng (17:27:00 03/12/2008)
- Chưa có giấy khai sinh vẫn được khám bệnh miễn phí (17:00:00 03/12/2008)
- Chuyển mùa, bệnh hô hấp hoành hành ở TP HCM (21:42:00 02/12/2008)
- Sơ cứu khi trẻ bị bỏng (11:49:00 02/12/2008)
- Để bé 3-5 tuổi xem tivi và chơi game đúng cách (08:19:00 01/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |