- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Các sai lầm hay gặp khi chăm bé bị tiêu chảy
Kiêng tôm, cá, dầu mỡ hay cả sữa chua cho con bị tiêu chảy là sai lầm phổ biến của các ông bố bà mẹ. Thực tế, chính những thực phẩm này lại rất tốt cho bé.
Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Hoàng Thị Mai Dung (trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Nhi Trung ương) về những sai lầm thường gặp và cách chăm sóc bé tốt hơn khi bé gặp vấn đề về tiêu hóa.
Chỉ cho bé ăn cháo trắng với chút muối hay đường
Cháo muối hay cháo đường không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé, càng khiến bé nhanh suy kiệt và không thể chống được bệnh tật. Đặc biệt, khi bé bị tiêu chảy, cần hạn chế cho bé ăn đường vì nó khó hấp thu và làm bé tiêu chảy nặng hơn.
Không cho bé ăn dầu mỡ vì sợ khó tiêu hay làm tiêu chảy kéo dài
Thực chất, dầu mỡ là thành phần cần phải có trong bữa ăn của bé. Chất béo sẽ giúp hấp thu được tất cả các chất khác.
Ngoài ra, chỉ có chất béo mới giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamine A, vitamine K và vitamin E, đều là những loại vitamine giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống đỡ tốt với bệnh tật.
Vì thế, các bà mẹ không được ngừng cho bé ăn dầu mỡ khi con bị tiêu chảy. Trong bát cháo, bột của bé cần phải cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, đạm, chất béo và rau xanh. Nếu cho bé ăn nhiều đạm, không cho rau xanh hoặc cắt dầu, mỡ sẽ càng làm bé khó hấp thu và dễ rối loạn tiêu hóa.
Kiêng ăn tôm, cá, cua... vì nghĩ các chất tanh thường gây tiêu chảy
Đúng là trong tôm, cua, cá thường có các vi khuẩn gây tiêu chảy nên nếu nấu không chín kỹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, chỉ cần các bà mẹ mua các thức này tươi ngon, chế biến kỹ thì không sao mà đó còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho bé.
Nếu bé đang bú mẹ, người mẹ cũng phải kiêng tanh, kiêng mỡ...
Nhiều người mẹ chỉ dám ăn thịt nạc thăn, thậm chí cơm với muối khi con bị tiêu chảy để đảm bảo an toàn cho bé. Tuy nhiên, điều này lại làm cho bé không nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tiết sữa của mẹ.
Không cho bé ăn sữa chua
Sữa chua rất tốt cho bé. Thực tế, khi bé bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa thì càng nên ăn sữa chua. Trong sữa chua có một số chủng vi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, do việc lên men nên sữa chua đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn.
Theo bác sĩ Mai Dung, khi bị tiêu chảy, bố mẹ nên đa dạng các loại thức ăn để bé đỡ chán, chế biến các thực phẩm ở dạng mềm, lỏng hơn để bé dễ tiêu hóa đồng thời cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày. Ngoài ra, trong giai đoạn này, phụ huynh nên tránh mua các loại đồ hộp, đồ ăn, đồ uống đóng gói sẵn cho bé.
Theo VnE
- Các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bé (14:09:00 09/12/2008)
- Bé 'cấm khẩu' vì bố mẹ bỏ nhau (13:54:00 04/12/2008)
- Con bị osin 'dọa' cho phát hoảng (17:27:00 03/12/2008)
- Chưa có giấy khai sinh vẫn được khám bệnh miễn phí (17:00:00 03/12/2008)
- Chuyển mùa, bệnh hô hấp hoành hành ở TP HCM (21:42:00 02/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |