- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Con bị osin "dọa" cho phát hoảng
Chị Nguyễn Thu Thủy ở Khâm Thiên, Hà Nội cho biết, hai đứa con trai của chị thường sợ hãi vì những lý do rất cỏn con. Có lần, hai anh em đang chơi ghép hình với nhau, bé Cún 2 tuổi bỗng hét to nhảy tót lên người mẹ rồi chỉ tay về phía con thạch sùng ở góc nhà và nói đó là con khủng long.
Nghĩ mãi, chị Thủy vẫn không hiểu vì sao Cún lại sợ hãi như vậy. Vợ chồng chị chưa bao giờ đọc truyện hay cho Cún xem phim kinh dị về các chú khủng long thời tiền sử, cũng không bao giờ đưa côn trùng ra dọa Cún. Mấy hôm sau, mẹ cún phát hiện rằng, Cún thường bị chị bảo mẫu dọa côn trùng cắn mỗi khi Cún nghịch bẩn.
Giống như Cún, nhiều em bé khác cũng có những nỗi sợ vô hình như vậy. Nhiều bà mẹ cho biết: Có bé sợ ma nên không dám đi lên cầu thang, không dám đi vệ sinh, ở nhà một mình, sợ bóng tối, sợ tiếng động mạnh...
Cha mẹ hãy là 'bạn thân' của bé
Theo các chuyên gia về tâm lý giáo dục, sự sợ hãi của các bé thường xuất phát từ những nỗi sợ của người lớn hoặc do người lớn hù dọa. Sự sợ hãi đó nếu kéo dài sẽ làm cho bé trở nên nhút nhát, thậm chí ảnh hưởng đến tinh thần về sau, làm cho tinh thần dễ bị khủng hoảng và sự kiềm chế bản thân kém.
Theo ông Lê Huỳnh - Trưởng bộ môn Giáo dục kỹ năng sống (Trung tâm Đào tạo HLV Võ thuật Việt Nam), khi bé nhút nhát hoặc rơi vào tình trạng hoảng sợ về một lý do nào đó, các bậc cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Trò chuyện với trẻ nhiều hơn: Đây là giải pháp tốt nhất trong mọi tình huống. Cha mẹ hãy là “người bạn thân nhất” của bé. Nỗi lo sợ của bé có vẻ như ngốc nghếch và vô lý, nhưng đó là điều có thật và quan trọng đối với bé. Cha mẹ đừng cười khi con bạn lo sợ “vu vơ”. Nên nói cho con biết, bạn hiểu bé sợ điều gì, bé sẽ hiểu rằng không có gì xấu hổ khi sợ hãi một điều gì đó. Hãy nói chuyện về nỗi sợ đó. Trẻ con sẽ không bao giờ hết sợ hãi nếu người lớn cố tình phớt lờ chúng đi.
Tạo cảm giác an toàn: Nếu bé sợ bóng tối, cha mẹ hãy chơi bịt mắt trốn tìm, tắt đèn vui đùa cùng bé. Nếu bé sợ bác sĩ, cha mẹ hãy để bé đóng vai bác sĩ (cung cấp cho bé một bộ đồ chơi bác sĩ với đầy đủ áo choàng trắng và ống nghe). Nếu bé sợ người lạ, cha mẹ hãy để bé chạm trán với những con búp bê hoặc những con thú nhồi bông. Nếu bé sợ các nhân vật phù thủy, hãy cùng bé mặc những bộ quần áo của các nhân vật đó và vẽ mặt cho giống. Nếu bé sợ động vật, hãy dẫn bé đi thăm vườn thú, nơi mà mọi người thường vuốt ve và cho thú ăn.
Các bé từ 3 đến 4 tuổi còn học trấn an bằng cách chơi với bạn bè. Khi bé có một số bạn thân cùng chơi cải trang giống những con quái vật huyên náo hoặc làm một ngôi nhà ma, bé cảm thấy đó là những hoạt động vui vẻ chứ không phải đáng sợ. Cha mẹ là người cùng tham gia vào trò chơi của trẻ cho đến khi trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Khi đó, bạn hãy thử lùi lại một vài bước để bé tự nhiên vui đùa với trò chơi của mình.
Theo GĐ&XH
- Chưa có giấy khai sinh vẫn được khám bệnh miễn phí (17:00:00 03/12/2008)
- Chuyển mùa, bệnh hô hấp hoành hành ở TP HCM (21:42:00 02/12/2008)
- Sơ cứu khi trẻ bị bỏng (11:49:00 02/12/2008)
- Để bé 3-5 tuổi xem tivi và chơi game đúng cách (08:19:00 01/12/2008)
- Lời khuyên khi dùng thuốc ngậm trị ho (09:49:00 29/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |