- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bé
Rối loạn tiêu hóa (RLTH) là một thuật ngữ thường dùng để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày với các triệu chứng như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống.
Nguyên nhân của RLTH rất đa dạng như: bệnh lý của cơ thể, thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc… đặc biệt là sự thay đổi chế độ ăn đột ngột của bé khi bắt đầu ăn dặm.
Với những bé thường xuyên có biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa, chắc chắn khả năng cung cấp đủ các chất cho cơ thể bị ảnh hưởng. Bé ăn vào nhưng bị ói ra, kém hấp thu… lâu ngày sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và diễn tiến đến suy dinh dưỡng.
Vì vậy, những bé có biểu hiện RLTH nên được đi khám sớm và đúng chuyên khoa để có hướng điều trị đúng cho bé. Dưới đây là một số bệnh lý tiêu hóa thường gặp.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản. Do cấu trúc giải phẫu dạ dày - thực quản của bé còn nhỏ không giống như người lớn, thực quản thì ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ.
Nếu bé trớ ít (vài ba ngày mới ọc 1 lần hay 1 ngày ọc 2 lần), vẫn bú khỏe, lên cân tốt thì không sao và hiện tượng trào ngược này sẽ giảm dần khi bé lớn. Dù có điều trị hay không thì đến năm 2 tuổi, khoảng 60% bé sẽ tự hết, 40% còn lại có thể kéo dài đến 4 tuổi.
Táo bón
Táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng (thường gặp nhất).
Táo bón được định nghĩa khi bé có số lần đi tiêu ít hơn bình thường (thay đổi theo lứa tuổi và mỗi cá nhân) với phân to, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi có máu. Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, thủng ruột… Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp.
Táo bón rất hay gặp ở bé còn nhỏ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ. Các cơ bụng và thành ruột cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón. Những đứa bé còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón.
Ở những bé lớn hơn, táo bón thường do ăn nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn. Việc cho bé ăn nhiều rau quả sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn. Các loại nước ận ép hoặc nước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón.
Cách đề phòng táo bón tốt nhất là tập cho bé thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày. Các thuốc nhuận tràng chỉ nên uống sau khi hỏi ý kiến của bác sĩ.
Tiêu chảy
Khi bé đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy. Là một bệnh thông thường nhưng nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời. Do đó, điều quan trọng nhất khi bé bị tiêu chảy là phải bù điện giải cho bé, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho bé uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Còn nếu bé diễn tiến bệnh nặng hơn, tốt nhất hãy đưa bé đến một cơ sở y tế để điều trị.
Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho bé, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn. Còn khi bệnh, ngoài việc bù nước, điện giải tốt nhất, cần cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, bé sẽ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.
Theo BS. Ngọc Lan - SK&ĐS
- Bé 'cấm khẩu' vì bố mẹ bỏ nhau (13:54:00 04/12/2008)
- Con bị osin 'dọa' cho phát hoảng (17:27:00 03/12/2008)
- Chưa có giấy khai sinh vẫn được khám bệnh miễn phí (17:00:00 03/12/2008)
- Chuyển mùa, bệnh hô hấp hoành hành ở TP HCM (21:42:00 02/12/2008)
- Sơ cứu khi trẻ bị bỏng (11:49:00 02/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |