- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nuôi con "gian khổ"
Chỉ cần đứng trước khoa dinh dưỡng BV Nhi đồng 1 TP HCM hay Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM... bạn sẽ thấy những người mẹ, gương mặt căng như dây đàn, bế trên tay là 'nhân vật chính' có vóc dáng... siêu mỏng.
Tiên (nhân viên văn phòng, Q.1, TP HCM) tự kết tội mình: "Tôi đã nuôi con sai cách! Sinh con đầu lòng, không có mẹ bên cạnh nên tôi đã nuôi bé theo... sách, báo và những người hàng xóm. Bé sinh 3,3kg, trong 3 tháng đầu lên được 5,4kg. Vậy mà, 12 tháng ròng rã chỉ lên có 2,2kg. Bé đã từng 'chén' sạch bát cháo trong vòng 5 phút nhưng nay, đến bữa thì giấu mặt đi, tay khua tứ tung, không chịu ăn, ép thì khóc, khóc đến ói ra mới thôi. Muốn bé ăn, tôi phải bày trò nhưng 'ngón nghề' ngày càng cạn".
Chị Thanh - nhân viên một công ty tư nhân đưa con đi điều trị khắp nơi cũng đang xót xa vì 4 tháng, bé nặng 6kg, nay 8 tháng rưỡi, mới được 7kg. "Bé biết bò hơn hai tuần nay nhưng vì yếu quá nên bò cứ xiêu vẹo như người say. Đau lòng nhất là gửi con nhà hàng xóm từ 6h30 sáng đến 5h30 chiều, mà về nhà không thể đút gì vào miệng con".
Riêng mẹ bé Nhái lại tự nhận mình rất kiên trì trong "cuộc chiến" cho con ăn. Nếu trong 30 phút con không chịu ăn cháo gà, chị sẽ bỏ, làm cháo thịt. Nếu bé tiếp tục không chịu ăn thì chị thay bằng bánh flan... Có hôm bữa ăn kéo dài 2 tiếng mà chẳng được mấy thìa thức ăn. Có bữa bé "đình công" bỏ luôn bữa kế tiếp bằng cách ngủ vùi.
Chị Hiền (Bùi Viện, Q.1, TP HCM) lại thú nhận đang stress, khi nghe bác sĩ xác nhận: con chị bị suy dinh dưỡng vì 4, 5 tháng mà nặng có 5kg, trong khi lúc mới sinh bé nặng 3,1kg. "Có lúc nghe người ta nói cứ bỏ đói, bé sẽ đòi ăn nhưng trời ạ, tôi chờ đến 4 tiếng mà con chẳng 'ý kiến, ý cò' gì "- Chị bức xúc kể.
Không chỉ chuyện ăn, chuyện nuôi con theo tiêu chuẩn vệ sinh cũng là vấn đề cần đề cập. Người giúp việc nhà cho chị Thoa (Phú Mỹ Hưng, Q.) muốn hoa mắt lên khi được anh Thông - chồng chị Thoa hướng dẫn cách làm vệ sinh sau khi bé "đi ị". "Trước mặt tôi là 4-5 hộp toàn chữ tây. Anh ấy dặn, nào là lau bằng giấy, lau lại bằng khăn tắm nước hoa, lau bằng nước sôi để nguội, chấm khô và rắc phấn. Nấu ăn cho bé cũng thế, đủ các loại bột rau, củ, quả, thịt... không biết đâu mà lần...".
Còn anh Vũ - họa sĩ chờ đợi 13 năm mới có con nên đứa bé đã được nuôi theo trí... tưởng tượng vốn dầy lên theo năm tháng của bố. Con anh được "quán triệt" phải ở phòng lạnh 100%. Anh mua lưới lọc bụi riêng cho máy lạnh, rửa mỗi tuần. Phòng, sàn nhà, cửa kính đều được dùng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng. Bé biết bò, anh hạ lệnh cho cả nhà tổng vệ sinh đến từng khe của viên gạch. Đồ chơi của bé, được người giúp việc lau rửa và phơi nắng mỗi ngày... Anh ra sức làm tất cả để con không bị bệnh nhưng bé vẫn... bệnh.
Nguyên nhân
Trong 4 tháng đầu, các bé châu Á phát triển không thua gì các bé châu Âu nhờ sữa mẹ. Sau đó, các bé ngày càng gầy nhom. Có nhiều nguyên nhân khiến bé lười ăn. Bác sĩ chỉ cần nhìn vào biểu đồ tăng trưởng của bé là có thể đoán được một phần nguyên nhân.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa (BV Nhi Đồng 1, TP HCM) nhận xét: "Các bé lười ăn chủ yếu do tâm lý (bị ép ăn, cha mẹ bỏ đi biền biệt, giao người giúp việc cho ăn, bé ăn quá sức, không khí bữa ăn căng thẳng, ba mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa). Khẩu vị ăn không phù hợp, nêm quá nhiều gia vị, ăn quá nhiều đạm, ăn đặc quá, pha bột vào sữa, pha sữa đặc hơn so với hướng dẫn, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương... sẽ làm bé khó tiêu hóa".
Bên cạnh đó còn các nguyên nhân khác như: bé ăn dặm quá sớm, buộc bé ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định... Cho bé ăn dặm sớm là điều mà nhiều bà mẹ mắc phải. "Tôi muốn cho bé ăn sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng mới bốn tháng bé có vẻ lười ăn sữa và khi cả nhà ngồi ăn cơm thì bé nhìn chằm chằm. Đưa dưa hấu hoặc thịt luộc vào mồm thì bé mút lấy mút để. Chính vì thế nên mình mới quyết định cho bé ăn dặm sớm hơn" - mẹ bé Nấm cho biết.
Thực tế bé "ham vui", thích không khí bữa ăn nên tỏ thái độ muốn tham gia nhưng mẹ lại nghĩ là bé chán sữa, thèm cơm. Cho bé ăn dặm sớm sẽ dẫn đến trường hợp bé chán ăn như con chị Tiên, chị Thanh. Bác sĩ Lê Thị Kim Quí (Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM) cho biết: "Tỷ lệ cho con bú sữa mẹ tại TP HCM thấp nhất so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Cai sữa sớm sẽ cắt mất nguồn dinh dưỡng quý có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé".
Mẹ con "chia tay" quá sớm cũng làm bé hụt hẫng vì thiếu sự chăm sóc quen thuộc. Chị Tiên cho biết: "Mình đã đi làm cả ngày, không người trông bé nào chịu nổi cháu, đã thay gần chục người rồi". Chị Thanh cũng đi làm suốt ngày, gửi con cho hàng xóm. Càng thay nhiều người, bé càng bị bất ổn về tâm lý, bé đòi hỏi quyền được chăm sóc bằng cách kháng cự không chịu ăn.
Cuối cùng là cách cho ăn. Chị Lan đọc sách báo nghe nói ăn cá tốt cho sức khỏe, thế là các loại cá đắt tiền: hồi, chình, chẽm... đều vào "tầm ngắm" của chị. Mỗi chén cháo một khứa cá xay nhuyễn, nấu với nước xương bò, lợn... Gạo lức nhiều vitamin B1 nấu buổi sáng, gạo thơm dẻo nấu buổi chiều cho dễ tiêu. Nếu đổi bữa thì đó là 100gr thịt bò hoặc thịt lợn, gà... Rau thì chị mua rau sạch để không có thuốc trừ sâu.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa: "Bé ăn quá nhiều chất bổ dưỡng sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và đầy bụng. Điều cần nhớ là bé không phải người lớn thu nhỏ, càng không phải robot để có thể "măm" những thứ mẹ "sáng tác", trong khi chúng "quá tải" với hệ tiêu hóa của bé.
Cách cải thiện tình hình
Chuyện ăn uống của bé không chỉ liên quan đến no đói mà còn cả yếu tố tinh thần. Bé cảm thấy ức chế thì cũng không hấp thu được thức ăn. Do đó, các bậc phụ huynh không nên quá máy móc hoặc trông chờ vào... bác sĩ. Bác sĩ không trực tiếp cho bé ăn nên chỉ có lý thuyết chung chung mà thôi (thực tế không ít con bác sĩ cũng... lười ăn).
Hãy để ý đến điều bé thích, bé từ sáu tháng tuổi trở đi rất thích tham gia chung... vui cùng người lớn. Đông vui, bé sẽ ăn nhiều hơn. Bí quyết từ các bà mẹ có con ăn uống bình thường là cho con ăn chung với mình, con một muỗng mẹ một đũa. Không khí ăn uống cần được thiết lập ngay từ bữa đầu tiên ("làm quen" mà chơi không vui thì bé sẽ không thèm chơi).
Khi cho bé ăn, không nên vừa ăn vừa chơi, nhưng cũng không quá cứng nhắc phải có khăn ăn (nếu rơi vãi, hãy để sau khi ăn xong rồi làm vệ sinh, không ngắt quãng bữa ăn). Thông thường khi mới ăn dặm, cần cho bé ăn chút ít để làm quen hương vị mới, sau đó vẫn cho một bữa sữa. Đây là cách để bé quen và "nới" dạ dày. Cuối cùng là thức ăn, nếu người lớn "được" dùng thực đơn của chị Lan cho trong một tuần, thì cũng "khóc thét" vì sợ, nói gì đến bé.
Thức ăn cho bé cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng, không nên tự "sáng tác". Ví dụ lúc bé 4 tháng cần bú mẹ theo nhu cầu, từ 5-6 tháng ăn dặm bột loãng 5% (100ml nước pha với 5g bột), ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. Từ 7-9 tháng ăn 2 bát bột sệt 10% và ăn đủ bốn nhóm thức ăn: đạm, bột, béo, rau quả. Từ 10-12 tháng cần ăn ba bát bột đặc, bú mẹ 3-4 lần... Bên cạnh cho ăn, các bà mẹ nên tập cho bé thói quen tốt, sinh hoạt đúng giờ.
Ở những trường hợp đã lười ăn, điều cần làm đầu tiên là tìm hiểu xem bé có bị bệnh gì không. Mọc răng, bé cũng bỏ ăn một thời gian rồi ăn lại, lúc này ép ăn thì chỉ làm bé sợ thêm. Phụ huynh nên trực tiếp chăm sóc bé. Thời gian đầu có thể bé chưa ăn nhiều như trước, nhưng bé sẽ vui vẻ và cảm thấy an toàn. Mẹ nên tranh thủ nghỉ thêm để bé cứng cáp hãy đi làm, đôi khi thiệt thòi vài tháng thu nhập nhưng hiệu quả mang lại rất lớn - đó là sức khỏe và sự phát triển bình ổn của con.
Về vấn đề vệ sinh, theo BS. Đinh Tấn Phương (khối Hồi sức cấp cứu BV Nhi đồng 1, TP HCM), có 3 nguồn lây bệnh cho bé: không khí, vệ sinh, ăn uống và tiếp xúc. Các bé hiện nay dễ nhiễm bệnh vì môi trường ô nhiễm. Cách tốt nhất để bé không bị bệnh là giữ vệ sinh môi trường, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.
Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng, bạn cần theo dõi sự phát triển của bé, để không quá đà, đi từ sự suy dinh dưỡng đến béo phì mà không hay.
Theo Phụ Nữ
- TP HCM: Bệnh giao mùa gia tăng (09:47:00 21/11/2008)
- Tuổi tập đi, không nên bế bé quá nhiều (08:37:00 20/11/2008)
- 3 quan niệm sai lầm về hệ xương của bé (13:01:00 19/11/2008)
- Bất thường trong quá trình bé phát triển (11:11:00 14/11/2008)
- Con ốm vì mẹ đoảng (16:24:00 12/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |