- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
TP HCM: Bệnh giao mùa gia tăng
Thời tiết đang chuyển từ mùa mưa sang mùa khô, khiến một số bệnh gia tăng. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, khu phòng khám tiếp nhận 1.000-1.200 bệnh nhân/ngày (so với tháng trước từ 900-1.000 bệnh nhân/ngày) và đa số do nhiễm siêu vi, cảm cúm.
Phát bệnh do thời tiết
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, số trẻ đến khám do nhiễm siêu vi, cảm cúm cũng tăng cao.
Sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu giảm, đặc biệt ở người lớn. Bình quân mỗi ngày có khoảng 130-200 bệnh nhân điều trị nội trú, trong đó 20-45 ca mới/ngày (cả người lớn và trẻ em).
Tại Bệnh viên Nhi đồng 2, bình quân mỗi ngày có trên 4.000 trẻ đến khám. Trong đó, cao nhất là viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản phổi, kế đến nhiễm siêu vi (cảm cúm), rối loạn tiêu hóa sau cảm cúm...
Theo các chuyên gia, vào thời điểm giao mùa nhiệt độ ban đêm thường thấp hơn ban ngày 1-2ºC, nếu dùng quạt, điều hoà hoặc các bé không được giữ ấm, có thể bị viêm phổi.
Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm khiến trẻ khó thích nghi, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. Thời tiết lạnh, mưa nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi phát triển mạnh: siêu vi gây bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp, siêu vi Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.
Theo BS Trần Văn Thảo - Phó Giám đốc bệnh viện Nhi đồng 2, khi trẻ có triệu chứng như sốt, khò khè, tăng tiết đờm nhớt... nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị. Nếu do siêu vi mà chưa có biến chứng nhiễm trùng, chỉ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt; còn khi trẻ bị nhiễm trùng, phải dùng kháng sinh ngay. Một điều đáng lưu ý là nếu điều trị không tốt, sau cảm cúm trẻ có thể bị biến chứng viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy... Bởi vậy, các bậc phụ huynh đặc biệt chú ý.
Hen suyễn xuất hiện nặng hơn
BS. Lê Nguyễn Thanh Nhàn (Phòng chỉ đạo trực tuyến, Bệnh viện Nhi đồng 1) cho biết, các bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa là bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh sốt xuất huyết, bệnh hen suyễn. Trong đó, bệnh viêm đường hô hấp cấp do siêu vi rất hay xảy ra.
Bởi vậy, khi thấy trẻ có các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm mũi họng, sốt, ho, sổ mũi, đau họng) và viêm đường hô hấp dưới (có thêm triệu chứng như sốt cao kèm khó thở, thở nhanh - viêm phổi) thì cần đưa trẻ đến khám ở các trạm y tế gần nhà, tuyệt đối không cho trẻ tự ý uống thuốc.
"Phụ huynh cũng cần chú ý phòng bệnh cho trẻ bằng cách mặc áo ấm cho trẻ khi trời lạnh, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh cho trẻ đến nơi đông đúc, chật chội như chợ búa, nhất là tránh cho trẻ tiếp xúc người đang bệnh; ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, chích ngừa đầy đủ các bệnh sởi, bạch hầu, ho gà, bại liệt" - BS.Thanh Nhàn nói.
BS. Nguyễn Thanh Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, sự thay đổi thời tiết và những bệnh cảm cúm cũng gây ra cơn suyễn (hen phế quản); bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không riêng gì ở trẻ em nên mọi người phải chú ý phòng tránh.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn Thành phố, Trung tâm Y tế dự phòng và các quận, huyện; trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ; trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh nhằm đề phòng dịch bệnh xảy ra khi có mưa lũ, ngập lụt ở TP Hồ Chí Minh: Trước tình hình thời tiết diễn biến thất thường, mưa lũ ngập lụt nhiều nơi tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Trung; đề phòng dịch bệnh xảy ra trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tổ chức giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đến từ vùng có dịch bệnh tại sân bay và bến cảng để phát hiện kịp thời các ca mắc bệnh, không để dịch bệnh lây lan.
Yêu cầu các cơ sở điều trị trên địa bàn chỉ đạo nhân viên y tế cảnh giác với các bệnh dịch nguy hiểm như cúm A (H5N1) ở người và dịch tiêu chảy cấp, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, hoá chất, trang thiết bị... đảm bảo công tác điều trị hiệu quả tại chỗ, phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện. |
Theo Gia Đình & Xã Hội
- Tuổi tập đi, không nên bế bé quá nhiều (08:37:00 20/11/2008)
- 3 quan niệm sai lầm về hệ xương của bé (13:01:00 19/11/2008)
- Bất thường trong quá trình bé phát triển (11:11:00 14/11/2008)
- Con ốm vì mẹ đoảng (16:24:00 12/11/2008)
- Tật nghiến răng ở bé (10:19:00 10/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |