- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Để bé 3-5 tuổi xem tivi và chơi game đúng cách
Tivi và game đều có lợi có sự phát triển của bé nhưng nếu xem và chơi không đúng cách, tác hại sẽ khôn lường. Cảnh báo của bác sĩ Phạm Ngọc Thanh (đơn vị Tâm lý, BV Nhi Đồng 1, TP HCM).
"Xem tivi và chơi game có ý nghĩa khi bé thực hiện điều này có chừng mực và người lớn phải biết chọn chương trình phù hợp với bé, đồng thời hướng dẫn cách tiếp cận kiến thức. Nếu không, bé sẽ có suy nghĩ và hành vị hoàn toàn lệch lạc" - bác sĩ Thanh khẳng định.
Theo bác sĩ Thanh, ở bé 3 tuổi, cha mẹ cần đặt câu hỏi về những điều bé thấy trong tivi, vi tính và sách. Khi bé nói một từ, cha mẹ nên thêm từ khác vào. Ví dụ như bé nhìn thấy con chó, phụ huynh nên thêm vào những đặc điểm khác như "chó đốm", "chó sủa"... để thế giới ngôn từ của bé thêm phong phú.
Nên chọn chương trình ca nhạc phù hợp và động viên bé hát theo, múa theo, thay vì chỉ ngồi yên thụ động. Nếu cần, cha mẹ cũng nên múa hát theo con.
Cũng cần chỉ cho bé biết màu sắc bằng cách trỏ vào những gì có trên trong tivi, trong game như, "Con số đó là số mấy?", "Cửa này hình chữ nhật hay hình tròn?", "Đôi giày kia màu gì?"... Qua cách hướng dẫn này, bé sẽ mở rộng hiểu biết và có thể áp dụng kiến thức này vào thực tế.
"Khi con nảy ra những nghi vấn trong lúc xem hoặc chơi như: 'Ai?', 'Cái gì?', 'Tại sao?', phụ huynh cần tỉ mỉ giải thích, nhất là việc tại sao nhân vật đó lại làm như vậy? Tại sao hai người trong phim lại cãi nhau, yêu thương nhau... Trong lúc xem, cần khuyến khích bé nên làm theo những điều tốt và ngược lại. Việc hướng dẫn bé nam làm cả những công việc của bé gái và ngược lại là thật sự cần thiết. Điều tránh tránh suy nghĩ theo kiểu "việc đó không phải của con" - bác sĩ Thanh khuyên.
Không chỉ hại mắt, nghiện game, tivi còn khiến bé thụ động. Ảnh: VnE |
Không nên cho bé xem những bộ phim, những chương trình có nội dung gây sợ hãi, nhất là trước giờ ngủ. Nếu bé trót sợ, nên trấn an bằng cách ôm vào lòng... Việc cho các cháu xem các chương trình quá đáng sợ sẽ khiến bé không có giấc ngủ ngon.
Khi bé thấy một nhân vật nào đó trong các chương trình có bản chất hung hăng, bạo lực hoặc những tình huống xung đột quá căng thẳng, rồi mang những hành động này áp dụng với cha mẹ, anh chị, phụ huynh nên giải thích bằng lời cho bé hiểu. Hướng dẫn cho con cách giải quyết bằng lời lẽ thay vì dùng tay chân. Nếu được, nên cho bé đóng vai một nhân vật đó để bé có thể phát huy trí tưởng tượng.
Khi lên 5, trí não của bé đã phát triển ở mức cao hơn, phụ huynh nên yêu cầu con kể lại câu chuyện đang xem hoặc đang chơi; chọn những trò chơi mà bé có thể đặt ra luật chơi.
Đây cũng là thời điểm mà phụ huynh có thể chọn những chương trình có nội dung giúp bé biết được quy luật "nguyên nhân - hậu quả" như: làm điều tốt thì sẽ được giúp đỡ; làm điều xấu là không nên; giải thích những hành động đúng - sai của nhân vật, từ đó giúp bé xây dựng hành vi.
Ngoài những điều cần làm, theo bác sĩ Thanh, phụ huynh cần tránh những điều sau, bởi chúng có thể khiến bé hình thành nhân cách xấu, hoặc có những hành vi bạo lực.
Đầu tiên là việc kiểm duyệt nội dung chương trình xem và chơi. Bố mẹ phải tuyệt đối không để con xem hoặc chơi những phim, game có tính bạo lực hoặc tình cảm ướt át vì ở độ tuổi này bé rất dễ bắt chước.
Thời lượng xem tivi hoặc chơi game cần phải được khống chế đến mức tối đa. Tốt nhất mỗi ngày chỉ nên xem vài chục phút. Đặc biệt, không nên chủ quan cho bé thức khuya xem hoặc chơi vào những ngày cuối tuần, vì có thể ảnh hưởng đến việc học hành ở đầu tuần sau.
Cha mẹ cũng cần tránh dùng tivi hoặc game để thưởng phạt. Ví dụ cách dạy, con ngoan mẹ sẽ cho coi tivi hoặc nếu không ngoan mẹ không cho chơi game. Vì cách dạy này khiến bé hành động không còn do tự ý thức, tự nguyện. Việc vì muốn dỗ bé ăn không quấy mà cho bé xem tivi trong lúc ăn cũng là một sai lầm vì việc ăn sẽ không còn hiệu quả, hoặc kéo dài thời gian khiến sau này bé sẽ ăn chậm, hoặc không có tivi thì không chịu ăn.
Điều tối kỵ tiếp theo là không được đặt tivi ở phòng ngủ của bé. Việc làm này sẽ khiến bé nhanh chóng bị nghiện, khi mà các chương trình truyền hình ngày này quá phong phú và cha mẹ không thể quản hết được.
Cuối cùng, để hạn chế việc bé nghiện xem tivi hoặc chơi game, ngoài việc tổ chức cho bé tham gia những hoạt động khác như vẽ tranh, đọc truyện, chơi thể thao, cha mẹ cần phải làm gương cho con cái.
"Một số người mong con không xem tivi hoặc chơi game mà mình thì cứ chơi cứ xem, cứ mở tivi suốt ngày, thậm chí còn xem những chương trình có nội dung không phù hợp với bé sẽ bé trở nên bất trị và dễ có suy nghĩ "cha mẹ làm được tại sao lại cấm con" - bác sĩ Thanh nói.
Theo VnE
- Lời khuyên khi dùng thuốc ngậm trị ho (09:49:00 29/11/2008)
- 2 tuổi đã dậy thì (10:30:00 28/11/2008)
- Con trầm cảm vì chứng kiến bố đánh mẹ (09:11:00 27/11/2008)
- Nuôi con 'gian khổ' (08:15:00 26/11/2008)
- TP HCM: Bệnh giao mùa gia tăng (09:47:00 21/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |