Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Chuyển mùa, bệnh hô hấp hoành hành ở TP HCM

21:12:50 02/12/2008

Mấy ngày qua, lượng người đến khám tại các bệnh viện ở TP HCM do viêm họng, viêm mũi, viêm phổi và hen suyễn tăng cao so bình thường. Theo các bác sĩ, nguyên nhân do thời tiết TP HCM bắt đầu trở lạnh.

Chỉ trong sáng ngày 1/12, khoa Tai Mũi Họng và Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM đã tiếp nhận trên 300 lượt bệnh nhân đến khám, trong đó, hơn 60% số ca mắc các chứng bệnh do chuyển mùa.

 
Nhiều bé phải nhập viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.

Bác sĩ Lý Xuân Quang (khoa Tai Mũi Họng) cho biết, bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng chiếm số lượng cao nhất, sau đó là các chứng viêm xoang, viêm họng. Cũng tại khoa Hô hấp của bệnh viện này, số bệnh nhân mắc chứng cúm, hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng đang có dấu hiệu gia tăng.

Tại Bệnh viện Nhiệt Đới, TP HCM, mỗi ngày khoa nhiễm D có khoảng 40 bệnh nhân nằm viện vì nhiễm sốt siêu vi, trong đó nhiều nhất là sốt Denge. Riêng khoa Nhi C, lượng bé viêm phế quản dạng suyễn, viêm phổi, cũng bắt đầu tăng. Mỗi ngày có khoảng 30 bé nhập viện, nhiều cháu nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho khò khè, thậm chí suy hô hấp.

Tình hình cũng diễn ra tương tự tại hai phòng khám Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2. Chỉ riêng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1, lượng bé nằm viện do các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản và hen suyễn lên đến hàng trăm em. Riêng số bé đến phòng khám do các bệnh chuyển mùa, mỗi ngày có đến vài trăm cháu.

Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Lan - Trưởng khoa Thăm dò chức năng Hô hấp (Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM) cho biết, trời trở lạnh khiến khả năng đề kháng của cơ thể giảm là nguyên gây nên các bệnh hô hấp.

"Tại TP HCM, bệnh cúm bắt đầu vào mùa từ tháng 9, nhưng đến khi trời thực sự chuyển lạnh, căn bệnh này mới vào cao điểm. Riêng những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh hen suyễn trời chuyển lạnh cũng là lúc họ dễ bị vi trùng tấn công, gây lên cơn kịch phát cực kỳ nguy hiểm" - tiến sĩ Lan nói.

Theo bà Lan, ngoài việc tiêm phòng thuốc ngừa cúm và viêm phổi, biện pháp tốt nhất để đề phòng các căn bệnh chuyển mùa là giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo ấm, che khẩu trang bị đi ngoài trời lạnh, dùng thức ăn có vị nóng ấm như gừng, tỏi, các loại hoa quả có dạng múi như chanh, quýt, bưởi... Việc tập thể dục mỗi ngày hay phơi nắng sớm để hấp thu vitamin D, theo tiến sĩ Lan, cũng rất cần thiết vì giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Còn theo bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi Đồng 1), trong dịp Noel, Tết, tiết trời bắt đầu lạnh, phụ huynh có con em bị suyễn, khi thấy bé có các biểu hiện như ho có thể kèm theo sốt hoặc không, sổ mũi, khò khè, co lõm ngực, nặng hơn nữa bỏ bú kèm khó thở, cần đưa ngay đến khám để được chẩn đoán điều trị.

Theo bác sĩ Tuấn, dấu hiệu cho biết bé bị bệnh hô hấp sớm nhất là kiểm tra nhịp thở. Nếu thấy bé thở nhanh hơn bình thường thì phải đưa ngay đưa đến bệnh viện để được thăm khám. Cách kiểm tra nhịp thở theo bác sĩ Tuấn rất đơn giản, phụ huynh đặt bé nằm yên, quan sát nhịp thở ở bụng của bé và dùng đồng hồ để đếm. Cứ một lần bụng nhấp nhô là một nhịp. Với bé dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở trung bình là 60 lần một phút; bé từ 2 tháng đến 1 tuổi là 50 lần; 1-5 tuổi là 40 lần mỗi phút.

Để phòng bệnh, phụ huynh nên giữ ấm cho bé, không nên cho bé uống lạnh, nằm phòng lạnh. Khi đã đến khám, cần tái khám và dùng thuốc đúng theo toa bác sĩ.

Theo VnE

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo