- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Dấu hiệu bé bị thiếu máu
Sắt là yếu tố tạo máu quan trọng, tham gia vào sự hình thành và phát triển của hồng cầu, tổng hợp hemoglobin. Trẻ bị thiếu sắt lâu ngày có nguy cơ dẫn đến thiếu máu. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ mà một trong những nguyên nhân là do chế độ ăn uống, thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tạo máu.
Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu
Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây của trẻ.
Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.
Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to...
Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.
Bổ sung chất sắt
Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt, ngoài việc tuân thủ những biện pháp của bác sĩ, bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho con, theo các cách sau:
Cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, các thức ăn giàu sắt có nguồn gốc động vật như: gan, thịt nạc, trứng, thịt gà, cá, huyết. Các thực phẩm giàu chất sắt có nguồn gốc thực vật như: các loại đậu, trái cây sấy khô, khoai lang, mè,nấm, rau xanh, bơ đậu phộng.
Khuyến khích trẻ uống nhiều sữa hàng ngày (ít nhất là 200 - 400ml/ngày vì sữa chứa lượng chất sắt rất cao.
Cho trẻ uống các loại thuốc có bổ sung sắt, có thể cho trẻ uống nước ép cam, táo để làm giảm sự khó chịu khi uống thuốc.
Theo Bếp Gia Đình
- Cho bé ngủ đúng giờ (11:34:00 30/03/2008)
- Những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của bé (15:54:00 29/03/2008)
- Bé có thể thủ dâm từ lúc 3 tuổi (13:55:00 29/03/2008)
- Phòng viêm mũi, họng khi chuyển mùa (13:39:00 28/03/2008)
- Dấu hiệu bệnh cứng cổ ở bé (16:35:00 26/03/2008)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |