Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bé bị ngộ độc thức ăn

14:12:30 17/09/2008
Ngộ độc thức ăn xảy ra do ăn hay uống phải những món có chứa vi khuẩn. Triệu chứng của bệnh là: đau thắt bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và thường kèm theo sốt, ớn lạnh và đau đầu.

Các triệu chứng ngộ độc ở bé sẽ xuất hiện sau lúc ăn 2-48 tiếng, kéo dài ít nhất 1 hoặc 2 ngày và có thể nặng lên trong 1 tuần hay hơn.

Xử trí khi con bị ngộ độc thức ăn

Nếu bé có triệu chứng ngộ độc thức ăn kèm theo một trong những dấu hiệu sau, bạn phải đưa bé đi bệnh viện ngay:

- Sốt trên 40ºC.

- Nôn mửa liên tục.

- Đau đầu và đau bụng dữ dội.

 

- Nôn hay đi ra phân có máu.

- Bụng to và cứng.

- Dấu hiệu cơ thể bị mất nước: đi tiểu ít, lờ đờ hoặc quá kích động, tay chân lạnh và tím tái, rất khát nước.

Trong hầu hết các trường hợp ngộ độc, bác sĩ sẽ kê một liều dung dịch bù nước và chất điện giải bằng đường uống cho bé (dựa trên cân nặng và độ tuổi). Bạn sẽ được chỉ dẫn cụ thể cần cho con uống bao nhiêu thì đủ.

Hãy cố gắng thuyết phục con uống từng ngụm nhỏ để bù lại lượng nước và muối khoáng đã mất. Bạn nên tránh cho con uống soda và nước cốt trái cây, vì chúng chỉ làm cho bệnh nặng thêm.

Nếu bé bị sốt, bác sĩ sẽ cho bé thuốc để hạ sốt. Bạn không nên tự ý cho con uống aspirin vì có thể nguy hiểm cho tính mạng của bé.

Xét nghiệm để biết loại thức ăn gây ngộ độc

Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu, phân và những thức ăn còn thừa lại có thể xác định được loại vi khuẩn gây ngộ độc. Thông thường, việc làm này không cần thiết vì cách điều trị trong trường hợp này chỉ có một, tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ. Ví dụ: nếu phân của bé có  máu, bác sĩ phải làm xét nghiệm để chắc chắn là bé không bị nhiễm độc bởi loại vi khuẩn nguy hiểm như E coli, Shigella hay Salmonella.

Thời điểm bé có thể lại ăn uống như bình thường

Sau khi điều trị, bé ngừng nôn mửa hay tiêu chảy, cảm thấy ăn ngon trở lại. Bác sĩ cũng không yêu cầu bạn cho con uống thêm dung dịch bù nước và chất điện giải. Đó là lúc bạn có thể từ từ cho bé ăn uống bình thường.

Bé nên được trở lại chế độ ăn bình thường càng sớm càng tốt. Những món như cơm, bánh mỳ, ngũ cốc, thịt nạc, hoa quả, rau rất tốt cho sự hồi phục sức khỏe của bé. Không nên cho bé ăn những thức ăn nhiều muối (Viện Nhi Mỹ khuyến cáo).

Bạn cũng lưu ý, không nên cho bé ăn chuối, nước táo đặc hay bánh mỳ nướng thay cho các bữa chính. Vì những món này thiếu một số chất dinh dưỡng thiết yếu, ví dụ như đạm.

Chế độ ăn uống đầy đủ sẽ giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh nhất sau một ca ngộ độc.

Phòng tránh ngộ độc thức ăn

- Luôn rửa tay với nước ấm và xà phòng cho bé trước và sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn. Đảm bảo tay bạn cũng luôn sạch trước và sau khi thay tã, làm vệ sinh cho con hay nấu ăn, cho con ăn.

- Sơ chế thực phẩm sạch sẽ trước khi nấu; sau khi nấu ăn làm vệ sinh các loại dụng cụ cũng như nơi nấu nướng, chế biến.

- Không bao giờ để thức ăn sống và chín gần nhau.

- Nên rã đông thực phẩm bằng cách để xuống ngăn mát tủ lạnh 1 đêm trước khi nấu. Không nên sử dụng thực phẩm đã được rã đông hơn 1 ngày.

- Không ăn những loại thức ăn có mùi lạ. Không mua những thực phẩm quá hạn sử dụng, bao bì bị rách…

- Khi đi chơi, dã ngoại, không ăn những loại rau sống, trái cây chưa lột vỏ. Nên ăn đồ ăn tươi, đã được nấu chín.

Diệu Linh (Theo Babycenter)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo