- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Tập cho bé ăn cùng gia đình
Trước hết, bạn có thể cho bé làm quen với việc ăn chung cùng gia đình bắt đầu từ 9 tháng tuổi. Khoảng 3-4 tuổi, bạn nên hướng dẫn bé cách sử dụng đũa để bé biết cách tự ăn.
Giai đoạn 9–12 tháng tuổi
Từ 9 tháng tuổi, bé có thể ngồi khá vững. Bạn nên chọn một chiếc ghế riêng dành cho bé. Thông thường đó là loại ghế cao, có chỗ dựa lưng và dây buộc an toàn, bé có thể ngồi thoải mái trên ghế và quan sát mọi vật xung quanh. Cẩn thận hơn, bạn nên đặt ghế xa tường để tránh bé dùng tay đẩy vào tường hoặc lót một tấm vải dưới chân ghế để dễ dàng lau dọn thức ăn rơi vãi.
Ban đầu, bạn có thể giúp bé làm quen bằng cách ngồi chơi trên ghế cao nhưng vẫn mang yếm và có khay ăn trước mặt. Khi bón thức ăn cho bé, hãy cho bé cầm một chiếc thìa nhựa riêng. Nên cho bé ngồi trên ghế bú bình sữa để tập cho bé thói quen ngồi ăn ở đó.
Ảnh: GettyImages
Giai đoạn này, bé có thể dùng tay cầm thìa một cách chắc chắn. Tuy nhiên, ban đầu có thể bé còn bỡ ngỡ khi ngồi ăn chung cùng cả gia đình. Lúc này, bạn có thể xúc thức ăn ra bát riêng và giúp bé ăn.
Bạn nên nhẹ nhàng khuyến khích bé cách tự múc thức ăn đưa vào miệng. Nếu bé bị rơi vãi hay làm đổ thức ăn, bạn cũng không nên lớn tiếng trách mắng bé.
Cho dù giai đoạn này bé có thể ăn nhiều bữa trong một ngày. Tuy vậy, nếu đến giờ cơm của cả nhà, bạn nên cho bé tham gia cùng. Không khí vui vẻ và thân mật giữa các thành viên khiến kích thích sự ngon miệng và hấp thu dinh dưỡng ở bé.
Ngoài ra, khoảng thời gian khác, bạn nên để bé tự cầm một số thức ăn như bánh quy hoặc chơi với chiếc thìa nhỏ để chuẩn bị cho giai đoạn ăn một mình.
Giai đoạn 3-4 tuổi
Khoảng 3 tuổi, bạn có thể tập cho bé dùng đũa. Thời gian này, bạn có thể cho bé làm quen với những loại thức ăn dạng sợi như mỳ, bún, phở… để bé quen với việc gắp thức ăn.
Dù tay bé còn vụng về, bạn cứ để bé tự làm quen dần với việc sử dụng đũa. Bạn có thể hướng dẫn để bé đặt đôi đũa vào ngón cái và ngón giữa của bé. Sau đó, bảo bé nhẹ nhàng chụm tay lại và bắt đầu gắp thức ăn. Để bé mau biết cách sử dụng đũa, bạn bảo bé nhìn bố mẹ cầm, gắp thức ăn và bắt chước theo.
Khi bé đã thành thục sử dụng đũa, bạn hãy giúp bé nâng cấp “kỹ năng” này bằng cách thi xem ai ăn ít rơi vãi hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý bé không nên ăn quá nhanh để tránh sặc, hóc.
Để bé tăng thêm hứng thú khi ăn, bạn hãy sắm cho bé bộ bát đĩa nhiều màu sắc. Những chiếc thìa, đũa có in hình con thú, hoa lá... cũng giúp bữa ăn của bé hấp dẫn hơn.
Học dùng dĩa đơn giản hơn dùng thìa, đũa. Thế nhưng, do tính chất bữa cơm của người Việt Nam, dĩa không thông dụng lắm. Sau khi bé đã dùng thành thạo thìa và đũa, bạn mới bắt đầu cho con làm quen với dĩa cũng chưa muộn.
Theo Tiếp thị gia đình / CNDDCB
- Món từ rau, quả cho bé 6-9 tháng tuổi (15:52:00 12/09/2008)
- Thực phẩm giầu chất xơ và tinh bột (15:17:00 11/09/2008)
- Công dụng của nước dừa và nước cam (09:17:00 11/09/2008)
- Uống sữa tươi không đường là tốt nhất (07:47:00 11/09/2008)
- Bé kén ăn (15:31:00 10/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |