- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
4 mối hại khi cho bé ăn dặm sớm
Không chỉ dễ rối loạn tiêu hóa do cơ thể chưa sẵn sàng xử lý thực phẩm khác ngoài sữa, những bé được cho ăn dặm sớm còn có nhiều nguy cơ bị dị ứng thức ăn.
Tiến sĩ Nguyễn Công Khẩn, Viện trưởng Dinh dưỡng, khuyên các bà mẹ cần cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó mới cho ăn dặm và đây cũng là khuyến cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới.
Ông Khẩn nhấn mạnh, bú mẹ hoàn toàn nghĩa là bé không được cho dùng thêm bất cứ một thức ăn, đồ uống nào khác: "Ngay cả việc cho uống nước lọc tráng miệng cũng không cần thiết bởi sữa mẹ rất sạch và có đủ kháng thể để bảo vệ bé - ngoài dinh dưỡng, sữa mẹ cũng đã cung cấp đủ nước".
Minh họa: GettyImages
Hiện nay do mẹ phải đi làm sớm hoặc nghĩ rằng càng ăn dặm sớm, bé càng cứng cáp nên nhiều gia đình cho bé ăn bột trước thời điểm khuyến cáo, thậm chí ngay khi bé mới 3 tháng tuổi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều này dẫn đến những nguy cơ sau:
Rối loạn tiêu hóa: Trong 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa non nớt của bé chỉ phù hợp với việc tiêu hóa sữa, chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn "nặng" khác. Vì vậy, nếu cho ăn dặm, bé có nguy cơ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
Suy dinh dưỡng: Một số bé quen với thức ăn mới sẽ có xu hướng không thích bú mẹ trong khi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối quan trọng trong giai đoạn này. Việc bị ép ăn dặm sớm cũng có thể khiến bé chán ăn. Những điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Dễ dị ứng: Việc làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm. Ngay cả khi đã đến lúc cho ăn dặm, bạn cũng nên cho ăn thăm dò với mỗi món mới.
Mẹ nhanh mất sữa: Lượng sữa bé bú giảm đi không những làm bé bị hụt lượng chất dinh dưỡng và kháng thể, dẫn đến giảm sức đề kháng mà còn khiến mẹ giảm tiết sữa, nhanh bị mất sữa. Điều này càng dễ xảy ra nếu bé chán sữa mẹ sau khi được ăn dặm.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên các phụ huynh không nên cho ăn dặm quá muộn. Ngoài 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Bé chậm được ăn dặm không chỉ thiếu chất mà còn dễ gặp khó khăn trong việc tập ăn những món mới.
Theo Đất Việt
- Ăn dặm đúng thời điểm (09:56:00 28/08/2008)
- Đề phòng bé dị ứng với trứng, sữa (16:05:00 27/08/2008)
- Lưu ý với chế độ ăn của bé (15:21:00 26/08/2008)
- Chế độ ăn giúp bé ngủ ngon (14:47:00 25/08/2008)
- Vitamin và cơ thể bé (15:57:00 23/08/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |