Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bị ngứa trong thai kỳ

07:53:00 20/06/2008

Ngứa là một trong những triệu chứng mà bạn dễ mắc phải trong thời gian mang thai. Ngứa không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn nhưng lại làm bạn vô cùng khó chịu.

Lưu ý:Các thông tin mang tính chất tham khảo, không tự ý chẩn đoán và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có ý kiến bác sĩ!

Nguyên nhân gây ngứa

Nguyên nhân thông thường:

Thông thường, trong khi mang thai, bạn bị ngứa ở các vùng bụng, ngực, hông, đùi là do tăng cân quá nhiều làm da bị căng và rạn.

Ngoài ra, khi mang thai, làn da bạn trở nên mẫn cảm hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu bạn không đảm bảo việc giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, da bạn cũng rất dễ bị ngứa. Da bạn cũng có thể phản ứng khi tiếp xúc với các chất lạ.

Nguyên nhân khác:

Bên cạnh những nguyên nhân gây ngứa thông thường, bạn cũng có thể bị ngứa do một số bệnh như bệnh bóng nước thai kỳ, ứ mật thai kỳ và viêm da sần ngứa.

Bệnh có thể chữa khỏi nhưng sẽ tái phát lại trong những thai kỳ sau.

Những người vốn có cơ địa dị ứng càng dễ bị mẩn ngứa khi mang bầu. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các kích thích.

Điều trị bệnh ngứa

Thông thường, ngứa thường khỏi hẳn sau khi bạn sinh vài tuần. Tuy nhiên những triệu chứng ngứa do bệnh thường sẽ tái phát lại.

Triệu chứng thông thường:

Với những triệu chứng ngứa do nguyên nhân thông thường, có nhiều cách để điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị thường chỉ tập trung làm giảm triệu chứng chứ không thể dứt hẳn các triệu chứng này.

Khi da bị ngứa, bạn có một phản xạ tự động là đưa tay lên gãi. Phản xạ này giúp làm dịu cơn ngứa tạm thời. Nhưng việc gãi nhiều và gãi quá mạnh sẽ làm da bạn bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng và có thể trở thành những vết chàm trên da.

Tốt nhất là bạn nên dùng nước sạch để tắm rửa hàng ngày. Bạn nên hạn chế dùng hóa chất trực tiếp lên da, đặc biệt vùng da bị ngứa. Tuy nhiên bạn có thể dùng xà phòng loại axit pH = 4,5 nếu da chưa bị tổn thương. Kết hợp thoa các chất béo như dầu hạnh nhân cũng làm giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.

Bạn cũng có thể dùng một số loại kem chống rạn, dưỡng ẩm da để cải thiện triệu chứng ngứa. Cần lưu ý phải đặc biệt nhẹ nhàng khi bôi kem lên vùng bụng để tránh gây các cơn co thắt tử cung, dẫn đến triệu chứng sinh non.

Trong trường hợp bạn ngứa nhiều, bạn cũng có thể chọn biện pháp châm cứu để giúp giảm bớt các sự ngứa ngáy, khó chịu.

Để giảm bớt các triệu chứng ngứa, bạn sĩ có thể cho bạn uống một số loại thuốc như H1, H2 (polaramine, atarax) hoặc dùng thuốc làm giảm sự ứ đọng cholesterase thai kỳ, thuốc an thần, giảm bồn chồn lo lắng… Dù bạn dùng loại thuốc nào cũng đều cần có sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ. Đặc biệt là tránh sử dụng poloramine trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
 
Nếu bạn thấy ngứa nhiều, tốt nhất bạn nên đi khám da liễu để được tư vấn đầy đủ và điều trị thích hợp.

Các bệnh thường gặp:

Bệnh bóng nước thai kỳ:

Đây là bệnh ngoài da nổi phỏng do tự miễn. Nguyên nhân là do kháng nguyên xuất hiện trong thai kỳ đọng lại ở da rồi giải phóng các yếu tố hóa học vào da, gây nổi mẩn dạng bọt nước.

Các mẩn đỏ có thể lan đến niêm mạc miệng, âm đạo và nhiều vùng da khác trên cơ thể.

Viêm da sần, ngứa thai kỳ:

Da nổi mảng đỏ có những nốt sần đường kính 3 – 5 mm mọc ở bụng, trên xương mu, 2 bên sườn. Những mảng đỏ này không lan lên mặt và thường mất hết sau sinh.

Bạn có thể điều trị bằng thuốc làm dịu mềm.

Ứ mật thai kỳ:

Bạn bị ngứa do ứ mật trong gan. Càng gần ngày sinh, những cơn ngứa càng dữ dội và sẽ nhanh chóng khỏi hẳn sau sinh.

70% phụ nữ có thai ở tuần 28 – 32 bị mắc bệnh này.

Bệnh không chỉ làm bạn ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm bạn mất ngủ, tổn thương da do gãi, da và niêm mạc hơi vàng. Bạn còn rất mệt mỏi và nôn ói.

Khi có những triệu chứng này, bạn cần đi khám và điều trị theo yêu cầu của bác sĩ.

Phòng tránh ngứa thai kỳ

Để tránh tình trạng ngứa thai kỳ, bạn nên giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc thoáng để tránh ra mồ hôi nhiều.

Vào mùa đông, bạn nên tắm bằng nước ấm chứ không quá nóng vì có thể kích ứng các cơn ngứa. Vào mùa hè, bạn tắm bằng nước mát và để da khô tự nhiên.

Bạn nên chọn loại sữa tắm dịu nhẹ, ít kích ứng hoặc không kích ứng dành cho da mẫn cảm. Bạn cũng không nên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm, đặc biệt là các loại có hương thơm.

Nếu sữa tắm của bạn không phải là loại giữ ẩm cho da, bạn nên bôi thêm kem giữ ấm dạng gel ngay sau khi tắm, lúc da còn hơi ướt.

Bạn cũng nên cắt móng tay thường xuyên, giữ tay sạch và không nên gãi mạnh để tránh làm tổn thương da.

Uống ít nhất 10 cốc nước không chứa caffein mỗi ngày cũng giúp bạn tránh được sự ngứa ngáy khi mang thai.

Khi muốn dùng corticoid và kháng histamine hoặc các loại thuốc trị ngứa, bạn cần có sự chỉ định và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa.

 Minh Châu (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo