- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Khắc phục rạn da
Rạn da là một hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Các vết rạn có thể xuất hiện ở bụng, ngực, đùi và lưng để thích nghi với sự phát triển của bé yêu trong bụng.
Nguyên nhân gây rạn da
Cấu tạo của da gồm 3 lớp: lớp biểu bì ở ngoài cùng, lớp da ở giữa và lớp dưới da trong cùng. Khi lớp da ở giữa bị kéo giãn trong một thời gian dài, da mất tính đàn hồi và bị đứt các tổ chức liên kết dưới da. Đấy chính là hiện tượng rạn da.
Rạn da thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, đặc biệt khi thai nhi phát triển quá nhanh.
Làm mờ vết rạn da
Thông thường, sau sinh các sắc tố màu nâu đỏ hoặc hồng của các vết rạn sẽ dần dần mờ đi và chuyển thành màu trắng bạc. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, các vết rạn này không hề mờ đi và làm người phụ nữ thấy mất tự tin với những trang phục “mát mẻ”, gợi cảm.
Tuy nhiên, cũng có một số cách giúp bạn cải thiện các vết rạn da, làm phục hồi làn da trẻ trung gợi cảm.
Massage:
Massage có tác dụng tăng lưu thông máu và tăng cường độ co giãn của da.
Bạn có thể massage bụng vài lần mỗi ngày theo hình vòng tròn và massage theo chiều của vết rạn.
Bạn có thể kết hợp massage với kem dưỡng da (chứa bơ, ca cao, vitamin E hoặc dầu hạnh ngọt) hoặc các hỗn hợp tinh dầu đặc trị.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý kiểm tra các loại kem hay tinh dầu mình đang sử dụng có phù hợp với phụ nữ mang thai hay không. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Kem dưỡng da:
Kem dưỡng da có chứa vitamin E và A giúp bạn phòng chống rạn da tốt nhất. Dầu vitamin E giúp hàn gắn các vùng da bị tổn thương, làm giảm đáng kể sự xuất hiện các vết rạn da. Vitamin A làm mềm da, thẩm thấu sâu vào da và loại bỏ các tế bào da chết, hình thành các tế bào mới, mạnh khỏe.
Tùy thuộc từng loại kem, mỗi làn da và các vết rạn được cải thiện nhiều ít khác nhau. Thông thường, các vết rạn mới sẽ dễ mờ đi, còn với các vết rạn đã lâu gần như không hiệu quả.
Bạn có thể kết hợp dùng kem tẩy tế bào da chết toàn thân, và kem dưỡng thể để kem có thể thẩm thấu vào sâu dưới đáy bề mặt da, mang lại hiệu quả cao nhất.
Bạn có thể thoa kem thường xuyên để đẩy nhanh quá trình hồi phục của da. Tuy nhiên, bạn cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng. Tần suất xoa bụng quá nhiều có thể dẫn đến các cơn co tử cung và làm bạn bị sảy thai.
Dinh dưỡng:
Bạn nên ăn nhiều thức ăn tốt cho da như các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E, kẽm, silic điôxyt. Các chất này giúp hình thành sợi collagen trong da, rất tốt cho da bạn.
Tia laze/tia siêu mài mòn:
Nếu bạn khá vững vàng về mặt kinh tế, bạn có thể thử phương pháp trị liệu sử dụng tia laze hoặc siêu mài mòn. Phương pháp này được các thẩm mỹ viện áp dụng và cho kết quả khá khả quan.
Tinh dầu thiên nhiên:
Bạn cũng có thể sử dụng các hỗn hợp tinh dầu từ các thảo dược thiên nhiên để kích thích quá trình tái tạo da trên lớp biểu bì, giữ ẩm cho da và giúp làm sáng, mềm và mượt da.
Phương pháp này khá phù hợp với việc điều trị rạn da cho các phụ nữ mang thai và sau khi sinh.
Trước khi sử dụng các loại tinh dầu này (hoặc các loại kem dưỡng), bạn nên làm sạch bề mặt da bằng các loại xà phòng tắm thông thường. Tốt nhất là bạn nên sử dụng sau khi tắm.
Phẫu thuật thẩm mỹ:
Trên thực tế thì không có cách nào giúp bạn khắc phục hoàn toàn các vết rạn da ngoài phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Các bác sĩ sẽ thay thế vùng da bị rạn hoặc làm căng da. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi bạn tăng cân quá nhiều và giảm cân nhanh (tồn tại các lớp da thừa cần được cắt bỏ).
Phòng tránh rạn da
Nếu cân nặng của bạn không có xu hướng thay đổi bất thường thì bạn gần như không có nguy cơ bị rạn da.
Vì vậy, để phòng rạn da, các chuyên gia khuyên bạn nên kiểm soát cân nặng, tránh để lên cân quá nhanh.
Bạn có thể bôi các loại kem phòng rạn để hạn chế phần nào nguy cơ. Tuy nhiên, nếu da bạn không khỏe (sức đàn hồi của da kém) và bị kéo giãn nhiều hoặc nhanh thì loại kem này cũng không mấy có tác dụng.
Minh Châu (mevabe.net)
- Bệnh tiết niệu khi mang thai (14:12:00 17/06/2008)
- Bảo vệ răng miệng bà bầu (13:56:00 16/06/2008)
- Giấc ngủ khi mang thai (09:40:00 14/06/2008)
- Táo bón và trĩ ở bà bầu (08:21:00 13/06/2008)
- Massage cho bà bầu (07:24:00 12/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |