- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Bệnh tiết niệu khi mang thai
Khi mang thai, bạn cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh đường tiết niệu. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bạn, mà còn có thể gây sinh non hoặc bé nhẹ cân.
Cấu tạo của bộ máy tiết niệu
Bộ máy tiết niệu trong cơ thể bạn gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, trong đó 2 quả thận đóng vai trò cơ quan chủ đạo, nằm ở khoang giữa phía dưới bờ sườn sau lưng.
Nhiệm vụ chính của thận là lọc các chất độc từ máu tạo ra nước tiểu, ngoài ra thận còn giữ các thành phần vi chất ổn định trong máu và sản xuất ra hormone tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu.
Nước tiểu được tạo ra sẽ theo 2 ống niệu quản dẫn từ thận xuống bàng quang. Bàng quang đầy nước tiểu sẽ gây ra cảm giác mót tiểu và nước tiểu được thải ra ngoài cơ thể theo đường niệu đạo.
Bình thường, nước tiểu vô khuẩn.
Những thay đổi ở bộ máy tiết niệu trong suốt thai kỳ
Khi bạn mang thai, bộ máy tiết niệu của bạn cũng thay đổi đáng kể. Trước hết là 2 quả thận của bạn sẽ gia tăng thể tích: dài thêm khoảng 1 cm và nặng thêm khoảng 4,5 gram. Đài thận và bể thận giãn, đặc biệt là thận phải.
Do sức ép của thai nhi, niệu quản cũng giãn nhẹ và có thể có hiện tượng trào ngược bàng quang – niệu quản. Hiện tượng này sẽ kéo dài đến 3 tháng sau sinh.
Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, huyết áp của bạn cũng có thay đổi đồng thời với sự thay đổi huyết động. Biểu hiện cụ thể là huyết áp giảm trong 3 tháng đầu mang thai, Urê huyết giảm vì máu bị pha loãng và tăng thể tích và dịch ở các khoang, tổ chức kẽ, gây ra hiện tượng tăng cân, phù.
Nguyên nhân gây bệnh tiết niệu
Do khối lượng tử cung lớn dần chèn ep vào niệu quản làm giãn đài bế thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản… gây ra sự ứ đọng nước tiểu – yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn (chủ yếu là vi khuẩn E.coli) phát triển.
Các vi khuẩn này từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo của bạn, nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Tiếp theo, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang, và cuối cùng lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận – bể thận cấp.
Cách phòng tránh
Để đề phòng những căn bệnh đường tiết niệu, bạn nên định kỳ khám thai (thử nước tiểu, đo huyết áp, cân thai phụ, siêu âm thai và nghe tim thai).
Bạn có thể khám bất kỳ lúc nào bạn thấy bất thường, đặc biệt khi tiểu ít, đái buốt, đái rắt, người mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu.
Giữ vệ sinh sinh dục hàng ngày. Vệ sinh vùng âm hộ - hậu môn từ trước ra sau.
Không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, khi đi đại tiện.
Ăn nhạt nếu thấy phù hoặc tăng huyết áp.
Uống nước đầy đủ (ít nhất là 1,5 lít nước/ngày).
Những bệnh tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mang thai
Nhiễm khuẩn thường:
Triệu chứng: thường không có triệu chứng lâm sàng. Kết quả xét nghiệm nước tiểu ở hai lần riêng biệt cho thấy có ít nhất 100.000 vi khuẩn/1ml nước tiểu.
Bệnh này có thể gây biến chứng viêm thận – bể thận cấp với tỷ lệ khá cao nếu không được điều trị kịp thời.
Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp/viêm bàng quang cấp:
Triệu chứng: đái buốt, đái rắt, nước tiểu sẫm màu, có khi đái ra máu ở cuối bãi, cảm giác nóng bỏng và rát khi đái, không sốt, ngời mệt màu khó chịu. Khi làm xét nghiệm nước tiểu phát hiện protein âm tính.
Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp.
Điều trị: Dùng thuốc sunfamid hoặc râu ngô, bông mã đề.
Nhiễm khuẩn tiết niệu cao/viêm thận – bể thận cấp:
Triệu chứng: sốt cao (39 – 40 độ C), mạch đập nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng (đặc biệt là bên phải), buồn nôn và nôn, nhức đầu, đái buốt, đái rắt, phù toàn thân nhanh, có khi choáng do urê huyết tăng, rối loạn chức năng thận dẫn đến suy thận cấp. Ngoài ra bạn có thể bị suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp… bé yêu cũng dễ bị suy thai, đẻ non…
Đây là trường hợp nặng nhất, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và bé.
Điều trị: Dùng kháng sinh nhóm betalacmin. Chống chỉ định với kháng sinh nhóm aminoglucosid và quinolon vì gây ngộ độc cho thận của bạn và có hại cho bé.
Viêm cầu thận cấp:
Triệu chứng: phù toàn thân, phù trắng ấn lõm, cân nặng tăng nhanh (2 kg/tuần), tăng huyết áp, tiểu ít, nhức đầu có khi mờ mắt, xét nghiệm nước tiểu có albumin niệu. Những triệu chứng này có thể rất dễ nhầm với tiền sản giật.
Điều trị:Bạn cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện bằng kháng sinh kịp thời, kiểm soát huyết áp, phòng suy tim, truyền nước và chất điện giải. Bệnh có thể tái phát trong thai kỳ.
Nếu để lâu, bệnh có khả năng gây tử vong cho cả bạn và bé.
Suy thận cấp:
Triệu chứng: phù, tiểu ít, xét nghiệm có urê máu, creatinin trong huyết thanh tăng cao.
Bệnh có thể gây sảy thai, bé nhẹ cân, non tháng hay thai chết lưu (tỷ lệ tử vong cao ở cả mẹ và bé).
Nguyên nhân có thể do thận thiếu máu nuôi dưỡng, thường xảy ra trong trường hợp mẹ bị băng huyết, mất nước, rau bong non, nhiễm khuẩn huyết.
Tăng huyết áp:
Triệu chứng: huyết áp tăng trên 140/80 mmHg do thiếu máu cục bộ rau thai. Bệnh thường xuất hiện trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
Điều trị: dùng các thuốc ức chế trung ương giao cảm, chẹn bêta giao cảm. Bạn cũng nên ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu không được khuyến cáo vì có nguy cơ gây thiếu máu rau thai, dễ gây đẻ non hoặc thai chết lưu. Lưu ý là bạn không nên dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn canxi.
Tiền sản giật/nhiễm độc thai nghén:
Triệu chứng: phù nhiều, tăng huyết áp và protein niệu nhiều. Thường gặp ở phụ nữ trẻ có thai lần đầu vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Sản giật với các cơn co giật toàn thân gây nhiều biến chứng, kể cả tử vong cho bạn và bé yêu.
Nguyên nhân chính là do giảm cung lượng tim, thiếu máu cục bộ tử cung và rau thai.
Đông máu trong lòng mạch:
Triệu chứng: Đông máu rải rác trong lòng mạch. Nếu bạn bị tắc mạch máu, các tiểu cầu thận sẽ gây suy thận cấp nặng.
Cùng với hội chứng Hellp (tan máu, tăng men gan, giảm tiểu cầu và suy thận), đông tắc mạch máu có nguy cơ tử vong cao.
Điều trị: lọc máu liên tục chậm tĩnh mạch – tĩnh mạch.
Minh Châu (mevabe.net)
- Bảo vệ răng miệng bà bầu (13:56:00 16/06/2008)
- Giấc ngủ khi mang thai (09:40:00 14/06/2008)
- Táo bón và trĩ ở bà bầu (08:21:00 13/06/2008)
- Massage cho bà bầu (07:24:00 12/06/2008)
- Đau lưng khi mang thai (13:19:00 10/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |