- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm gia dụng BlueStone hỗ trợ người phụ nữ “tròn vai” nội trợ hoàn hảo.
-
Chén, đĩa, hũ sứ bị nứt mẻ sẽ khiến hóa chất bám lại lâu hơn.
-
Người uống sữa, viêm khớp, tiết niệu, huyết áp cao không nên ăn rau muống...
-
Dầu ăn tốt, cao cấp có màu vàng sẫm trong suốt, óng ả...
-
Ngâm những miếng táo đã cắt trong giấm táo rồi cho vào hộp sẽ giữ táo được tươi ...
-
Quần áo của bé sau khi phơi nắng nên được là khô để tiêu diệt vi khuẩn còn sót ...
-
Đừng cố ăn hết mọi thứ một khi bạn đã cảm thấy no.
-
Bạn có thể dùng phấn rôm phủ lên vết bẩn trên caravat.
-
Dùng muối, than đá, dấm táo, phấn rôm... có thể làm bay mùi hôi giày.
Kinh nghiệm chọn mua thực phẩm tránh độc
>> Chọn rau củ xấu mã vì sợ hóa chất
Mua các loại củ, nhất là khoai tây, không nên chọn củ đã nảy mầm vì mầm chứa nhiều solanine rất đắng và độc. Củ quả đã được người bán gọt sẵn ngâm vào nước có thể không đảm bảo vệ sinh.
Ngày nay nhà nông thường sử dụng phân, thuốc kích thích rau xanh tốt trong thời gian ngắn, giá đỗ đẹp mắt... Do đó nhiều loại rau chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat cao. Trong khi đó tốc độ đô thị hóa khiến nguồn nước tưới cho các vựa rau cũng bị ô nhiễm nặng, khiến nước tưới rau nhiễm nhiều vi khuẩn liên quan đến đường ruột như E.coli, Salmonella... Đây là những nguy cơ gây ngộ độc cao ở người.
Cách lựa chọn và chế biến đúng cách thực phẩm để giảm nguy cơ ngộ độc:
- Mua rau, củ, quả cần đến các cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chọn củ quả còn tươi, nguyên vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình thường, màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay.
- Đối với các loại củ, đặc biệt là khoai tây, tránh chọn củ đã nảy mầm vì mầm của nó có chứa nhiều solanine rất đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Chất này còn có ở cà chua xanh, vì thế khi ăn cà chua xanh khoang miệng có cảm giác đắng chát; nếu ăn nhiều có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc.
- Nhặt bỏ lá rau bị dập, những phần không dùng được. Rửa rau bằng nước sạch, có thể sử dụng nước muối để rửa nhằm giảm phần nào vi sinh vật bám trên lá rau. Các loại củ, quả phải được gọt vỏ, loại bỏ những chỗ trầy, xước, kẽ nứt… vì đây là nơi vi sinh vật, các chất từ thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản có thể xâm nhập cao.
- Rau quả phải rửa sạch sẽ trước khi nấu. Sau khi cho rau củ vào nồi không nên đậy nắp vì để một số dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bốc hơi khi ở nhiệt độ nước sôi.
- Nhiều người buôn bán lẻ ngoài chợ thường gọt vỏ và xắt sẵn một số loại củ quả rồi ngâm nước cho rau củ khỏi bị thâm đen bề mặt. Mua những thực phẩm này tiện cho các bà nội trợ bận rộn công việc nhưng có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm. Nước ngâm không đảm bảo vệ sinh, một thau nước có thể ngâm nhiều lần, cũng có thể đã bị người bán hòa một số hóa chất làm cho thực phẩm tươi mát đẹp mắt. Ngoài ra, các sinh tố vốn có trong rau củ tươi dễ bị hòa tan và mất đi trong nước ngâm.
- Để an toàn, bạn có thể chần rau củ qua nước sôi, sau đó đổ phần nước đã chần rồi và đun lại nồi nước khác, cho rau vào nấu chín vẫn đảm bảo nồi canh ngon. Cách làm này, có thể loại bỏ phần lớn vi sinh vật gây bệnh, chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản có trong rau củ.
Theo VnExpress
- 15 công dụng chưa biết của chanh (16:28:00 12/06/2013)
- Những biện pháp tự nhiên trị nhiệt miệng (10:23:00 08/06/2013)
- Lựa chọn và bảo quản trang phục thể thao (08:00:00 05/06/2013)
- 10 công dụng bất ngờ từ bia (21:37:00 04/06/2013)
- Mẹo luộc gà bằng nồi cơm điện (21:23:00 04/06/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |