- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Hiểu đúng về shock phản vệ sau tiêm
TS. Nguyễn Gia Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, phản vệ là phản ứng bảo vệ của cơ thể trước các mối nguy hại từ bên ngoài. Phản ứng đó nhìn chung là có lợi. Nhưng đôi khi phản ứng mạnh mẽ lại trở thành có hại gây shock phản vệ.
Bác sĩ Bình ví dụ, đơn giản như khi con người bị muỗi đốt trên da, ngay khi đầu tiên protein lạ - ở đây là nước dãi của con muỗi vào cơ thể người sẽ gây ra phản ứng tại chỗ là xuất hiện vết đỏ. Vết đỏ về bản chất là sung huyết, thoát dịch ra khỏi mạch máu và sau đó sẽ thấy ngứa.
TS. Nguyễn Gia Bình. |
Các phản ứng dị ứng này hàng triệu người bị mỗi ngày. Có người bị muỗi hay ong đốt cũng sưng vù lên, có người lại do dùng mỹ phẩm. Dị ứng biểu hiện ở nhiều chỗ, ở da, niêm mạc như: phù mi mắt, sẩn ngứa, nổi mề đay, sưng môi, mắt. Có người lại biểu hiện ở đường tiêu hóa như nôn, đau bụng, đi ngoài sau khi ăn đồ biển - đây cũng được gọi là phản ứng dị ứng nhưng nhẹ. Đa phần nhiều người gặp những phản ứng nhẹ như vậy. Nặng hơn có thể dẫn đến các mạch máu giãn ra và tăng tính thấm - người phù trướng lên.
Shock có thể xảy ra với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, độ nặng của shock phụ thuộc tốc độ nhạy cảm của từng bệnh nhân, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất lạ vào cơ thể.
Với trường hợp shock phản vệ nặng sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu cục bộ, dẫn đến ngừng tuần hoàn hoặc bị hẹp đường thở dẫn tới suy hô hấp, ngừng thở. Cả hai trường hợp này đều dẫn tới tử vong nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách.
TS Nguyễn Gia Bình khuyến cáo cha mẹ không nên dừng tiêm chủng cho bé vì lo sợ shock phản vệ. |
Không thể đoán trước bé bị shock phản vệ
TS. Nguyễn Gia Bình khẳng định, không thể tiên lượng được trước trường hợp nào đó sẽ bị shock phản vệ. Có những trường hợp bé đi tiêm trước đó không việc sao nhưng lần tiêm sau thì lại bị shock phản vệ dẫn tới tử vong. Phản ứng phản vệ có thể xảy ra tức thì, trong một vài giây, chậm hơn có thể tới nhiều giờ. Theo ông, hiện nay shock phản vệ ở Việt Nam không ít. Thi thoảng lại có người đi làm đẹp tử vong. Điều đó khó tránh, vấn đề là cấp cứu như thế nào. Điều này không dễ, bởi nó xảy ra rất nhanh chỉ vài giây. Nhân viên y tế phải có chuyên môn xử trí shock phản vệ, có kinh nghiệm lâu năm, kèm theo đó là phương tiện, dụng cụ cấp cứu tại chỗ.
Liên quan đến vụ 3 bé sơ sinh ở Quảng Trị tử vong ngay sau tiêm vắc xin viêm gan B, TS.Bình cho rằng kết luận ban đầu là “shock phản vệ chưa rõ nguyên nhân” là hoàn toàn đúng."Ví dụ mới đây tại khoa chúng tôi, có y tá đang làm nhiệm vụ tiêm thuốc cho người bệnh, thế nhưng mới chỉ bẻ ống thuốc, hít phải mùi thuốc là té xỉu luôn dù đeo khẩu trang. Vì thế tôi muốn nhấn mạnh rằng không thể nói trước được một người có bị phản ứng shock phản vệ nghiêm trọng hay không" - tiến sĩ Bình cho biết.
Cũng theo chuyên gia, hiện nay không dự báo trước được cơ địa của từng người, vì thế để đề phòng các bác sĩ có thể hỏi tiền sử dị ứng hay với mỹ phẩm thì thường bôi lên tay trước khi bôi lên mặt. Việc thử test có thể được nhưng chỉ thử với một vài loại hay bị dị ứng, có trường hợp thử rồi vẫn xảy ra phản ứng. Hiện nay ước tính có khoảng 7.000 loại hóa chất mỹ phẩm. Tiêm kháng sinh thì vẫn thử nhưng với vaccine thì không phải chuyện dễ.
Kết luận 3 bé tử vong ở Quảng Trị do shock phản vệ là đúng
Vị chuyên gia này phân tích có một số nguyên nhân chính dẫn tới shock. Thứ nhất là do giảm thể tích, mất máu nhiều (trong trường hợp đứt chi, chấn thương nặng, mổ cấp cứu…). Thứ hai là do mất nước như trong trường hợp tiêu chảy nhiều, truyền dịch không kịp. Thứ ba là shock do nhiễm trùng. Tuy nhiên, cả 3 trường hợp trên cần phải có thời gian mới gây ra shock, nhanh thì phải 6-12 tiếng, muộn hơn thì vài ngày.
Trong trường hợp 3 bé ở Quảng Trị, TS. Bình cho biết, sau khi xem xét cả 3 bé hoàn toàn không có bệnh lý, không có bất kỳ nguyên nhân gây shock nào như kể trên thì việc kết luận tử vong do shock phản vệ là hoàn toàn đúng. Việc làm tiếp theo là cần phải điều tra xem nguyên nhân gây shock phản vệ là gì.
TS. Bình cũng chia sẻ thêm, 3 bé sơ sinh ở Quảng Trị tử vong đều bị tình trạng shock phản vệ gây co thắt phế quản dẫn tới ngừng thở và tử vong sau khi tiêm với các biểu hiện tím đen người. Trên thế giới ước tính có khoảng 5/100.000 dân bị shock phản vệ gây co thắt phế quản. Ở các nước châu Âu, châu Mỹ đã từng ghi nhận trường hợp tử vong khi ăn một hột lạc, ăn trứng, uống sữa, thậm chí là hít phải mùi một loại hoa nào đó mà cơ địa dị ứng.
“Người dân hãy bình tĩnh chờ kết quả điều tra nguyên nhân gây shock phản vệ khiến 3 bé tử vong ở Quảng Trị. Việc cha mẹ quay lưng không cho bé đi tiêm chủng là sai lầm, bởi hiện nay việc tiêm vaccin vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất” - TS Bình nói.
Theo Khám Phá
- Trở lại công việc sau sinh (15:25:00 24/07/2013)
- Phòng viêm phổi sớm (14:51:00 22/07/2013)
- Phòng còi xương sớm (14:16:00 20/07/2013)
- Dấu hiệu bé bú no sữa mẹ (14:40:00 19/07/2013)
- Khi bé bỏ bú mẹ (15:08:00 18/07/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |