- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Viêm da dị ứng ở bé
Mùa thu - đông, thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng ở bé.
Bệnh thường bắt đầu trong năm đầu đời và có đến 85% bé mắc bệnh tiếp tục đến 5 tuổi. Nhiều phụ huynh tự điều trị cho con theo kinh nghiệm dân gian như đắp lá cây giã nát hoặc đắp hạt đỗ nghiền; cộng thêm việc bắt bé kiêng nước, kiêng gió làm bệnh nặng và có những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân
Viêm da dị ứng ở bé là một rối loạn di truyền liên quan đến gen (đặc biệt ở gia đình có người bị suyễn và viêm mũi dị ứng).
Triệu chứng bệnh theo từng độ tuổi của bé
Giai đoạn nhũ nhi: Bệnh thường được gọi là lác sữa, bắt đầu từ 1-6 tháng tuổi và kéo dài đến 2-3 năm. Bé xuất hiện những đốm da đỏ sẩn nước, sau đó rỉ nước và đóng vảy. Phân bố trên má, trán, da đầu, thân người, nếp duỗi ở chân tay và thường đối xứng 2 bên.
Giai đoạn nhi đồng: Viêm da dị ứng xảy ra ở nhóm bé lớn hơn (4-10 tuổi). Đặc điểm tổn thương là viêm da khô, dày từng mảng tròn. Phân bố trên cổ tay, mắt cá chân và vùng khoeo.
Giai đoạn trưởng thành: Tổn thương da ở tuổi 12 trở lên. Những vị trí viêm da thường gặp là ở vùng duỗi cánh tay, cổ và chân. Đôi khi thấy ở mặt lưng cánh tay, bàn chân và kẽ ngón tay chân.
Ngứa là triệu chứng đặc trưng
Ngứa là dấu hiệu đặc trưng ở những bé viêm da dị ứng. Bé gãi do ngứa liên tục vào ban đêm. Dấu hiệu khác là da bị khô, có thể tạo thành những lớp vảy cứng.
Thức ăn dị ứng làm bệnh nặng hơn
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, thức ăn dị ứng làm viêm da dị ứng nặng hơn trong 40% các trường hợp.
Bé dễ bị tổn thương da
Làn da của bé bị viêm da dị ứng thường nhạy cảm hơn các bé khác với các chất kích thích (như hóa chất, xà phòng, cồn sát trùng và các sản phẩm chăm sóc da). Các chức năng bảo vệ da cũng trở nên yếu ớt trước các loại vi trùng (như tụ cầu vàng); virus và nấm.
Hơn 90% bé bệnh tái phát có xuất hiện nhiều tụ cầu khuẩn thường trú trên da.
Chăm sóc bé viêm da dị ứng tại nhà
Viêm da dị ứng làm mất nước, khô da, gây tổn thương dạng khe nứt nhỏ trên da là đường vào cho các chất kích thích và vi trùng. Vì thế, việc chăm sóc bé đúng cách tại nhà rất quan trọng để giúp bé dễ chịu, mau lành bệnh và tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Làm sạch da: Cha mẹ nên tắm rửa cho bé hàng ngày. Cần lau mặt cho bé bằng khăn sạch, nhúng nước ấm.
Có thể ngâm vùng da tổn thương nặng của bé trong nước ấm 15-20 phút; sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Ngâm da 1-3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh.
- Bôi chất làm ẩm: Để duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày cho bé, mẹ cần bôi các chất làm ẩm (dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ) cho con theo hướng dẫn của bác sĩ nhi ngay sau khi tắm cho bé. Thời tiết khô hanh thì mẹ nên chọn thuốc mỡ, vì thành phần có ít tá dược nhất và tác dụng kết dính nhiều hơn.
- Giảm ngứa và kích ứng: Mẹ cần duy trì giấc ngủ bình thường cho bé; đồng thời ổn định tâm lý bé (vì stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi do ngứa ở bé).
Nên cắt móng tay cho bé, mang bao tay cho bé mới sinh.
Tránh hoặc hạn chế cho bé tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn và các sản phẩm chăm sóc da khác.
Nên chọn quần áo thấm mồ hôi cho bé. Mùa nóng, cần cho bé ở phòng máy lạnh để giảm ra mồ hôi.
Mẹ cần tránh những thức ăn dị ứng cho bé. Không cho bé chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông.
Mẹ chỉ bôi thuốc kháng viêm, kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Dấu hiệu cần đưa bé đi khám
Đưa bé đến cơ sở y tế khi bé có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều phải thức giấc ban đêm; tổn thương da trở nên đỏ hơn và chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng; hoặc nếu tổn thương da không giảm sau một tuần.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Dị ứng thuốc ở bé (14:42:00 29/07/2013)
- Loét miệng ở bé (13:31:00 29/07/2013)
- Hiểu đúng về shock phản vệ sau tiêm (11:03:00 29/07/2013)
- Trở lại công việc sau sinh (15:25:00 24/07/2013)
- Phòng viêm phổi sớm (14:51:00 22/07/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |