- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Nước dừa tươi là một trong số những đồ uống nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu.
-
Mẹ bầu nhai kẹo cao su có thể làm hại quá trình trao đổi chất của mẹ và bé.
-
Mẹ bầu nên ăn giảm carbohydrate trong tam cá nguyệt thứ hai.
-
3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm khác ...
-
Atisô giàu folate, choline, chất xơ nhưng ít chất béo.
-
Nho giàu folate, kali, photpho, magie hỗ trợ sức khỏe cho mẹ và thai.
-
Mẹ bầu không nên để bụng đói mới chịu ăn.
-
Các món dễ làm thai phụ ngộ độc hay nhiễm khuẩn còn có: xúc xích, thịt xông ...
2 loại quả phát triển thị lực thai
Cả nho và cà chua đều giàu vitamin A, hỗ trợ phát triển thị giác cho bé ngay từ trong bụng mẹ.
Tác dụng khác của cà chua
- Cà chua có tác dụng lọc máu nên có tác dụng hỗ trợ cải thiện lưu thông máu trong thời kỳ mang thai.
- Cà chua giống như một chất khử trùng tự nhiên. Do đó, nó giúp mẹ bầu khỏi bị nhiễm trùng.
- Axit nicotinic trong cả chua giúp giảm cholesterol trong máu; vì vậy, nó có tác dụng ngăn ngừa rối loạn nhịp tim ở phụ nữ mang thai.
- Vitamin K trong cà chua có tác dụng ngăn ngừa xuất huyết và mất máu tại thời điểm sinh nở.
- Lycopene (sắc đỏ) của cà chua là chất chống oxy hoá mạnh, giúp mẹ tăng miễn dịch.
- Một nghiên cứu mới đây ở Mỹ cho thấy, ăn cà chua hàng ngày có tác dụng giảm chứng tiểu đường thai kỳ.
- Ngoài ra, cà chua còn giúp giảm chứng cao huyết áp ở phụ nữ mang thai.
Những lưu ý khi ăn cà chua: Ăn quá nhiều cà chua hàng ngày có thể làm tăng nhịp tim ở người mẹ.
Ngoài ra, ăn quá nhiều cà chua cũng có thể làm biến đối màu da ở người mẹ.
Tác dụng khác của nho
- Nho rất nhiều vitamin B, có tác dụng kiểm soát tỷ lệ trao đổi chất ở phụ nữ mang thai.
- Folate được tìm thấy trong nho là chất quan trọng với thai kỳ vì nó giúp tránh các khuyết tật ống thần kinh cho bé.
- Kali và natri trong nước ép nho kích thích phát triển hệ thần kinh cho thai nhi.
- Phôtpho trong nho còn giúp hoàn thiện các gene trong bào thai vì phốtpho là một phần của axit nucleic.
- Magiê trong nho giúp giảm chuột rút cho mẹ bầu.
- Nho là một trong số ít loại quả hoàn toàn không có cholesterol, lại có lượng kalo thấp, giúp mẹ bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
- Nho có hàm lượng chất xơ hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu.
- Vitamin E và vitamin K của nho giúp đông máu, có lợi cho quá trình chuyển dạ.
- Các chất chống oxy hóa như như anthocyanins, flavon, geraniol, linalol, nerol và tannin giúp tăng miễn dịch, chống nhiễm trùng cho mẹ bầu.
- Nho còn chứa một hợp chất gọi là resveratrol, giúp kiểm soát cholesterol trong thời kỳ mang thai.
- Nước ép nho chống mệt mỏi và có lợi cho người mẹ trước cơn chuyển dạ.
- Những mẹ bầu bị bệnh khớp, hen... nếu ăn nho thường xuyên, bệnh sẽ được kiểm soát vì nho chứa các yếu tố kháng viêm.
- Nho hoạt động như một chất tẩy rửa tốt, có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận, cải thiện dòng chảy của mật, giải độc cho gan, tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa... Nho còn
giống như một vị thuốc chữa táo bón.
- Resveratrol - một thành phần quan trọng của nho giúp chống lại các bệnh thần kinh ở phụ nữ mang thai.
- Lá nho có thể dùng để điều trị chảy máu tử cung.
Lưu ý khi ăn nho: Nên chọn nho có nguồn gốc an toàn, tránh nho bị phun thuốc hay ướp hóa chất không được cho phép.
Vỏ nho có thể gây khó tiêu cho phụ nữ mang thai. Điều này có thể gây táo bón. Bởi thế, nên loại bỏ vỏ khi ăn nho.
Ăn quá nhiều nho có thể gây tiêu chảy.
Một số người bị dị ứng khi ăn nho như đau bụng, ho, nôn, khô miệng, đau họng, đau đầu...
Ngọc Huê
- Lưu ý mẹ bầu ăn ngô và ăn bí ngô (14:00:00 13/09/2013)
- 2 loại quả giàu chất xơ cho mẹ bầu (15:23:00 11/09/2013)
- Lợi ích của cà tím, củ cải với mẹ bầu (15:15:00 11/09/2013)
- Điều cần biết khi mẹ bầu ăn nghệ, hành (15:06:00 11/09/2013)
- Mẹ bầu nên tránh ăn mướp đắng (08:23:00 08/09/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |