- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mốc phát triển 21 tháng
21 tháng, bé độc lập hơn. Bé có sở thích với những món cụ thể trong bữa ăn, thích chiếc cốc uống nước của bé và chọn quần áo khi mặc.
Sở thích của bé đôi khi có thể 'trái khoáy' với cha mẹ nhưng nếu chúng là vô hại, phụ huynh nên để bé có cơ hội phát huy tính độc lập của mình.
- Làm theo yêu cầu của mẹ: Bé có thể làm theo một yêu cầu gồm 2 bước đơn giản như “Nhặt giày của con lên và cầm vào nhà”. Khi đề nghị bé, cha mẹ nên đơn giản và rõ ràng trong ngôn ngữ; đồng thời, duy trì tiếp xúc mắt để bé biết đang được mẹ nhờ vả làm gì.
- Rửa tay và lau khô tay: Bé bây giờ có thể phối hợp cùng mẹ trong việc rửa và lau khô tay.
- Lặp lại: Đọc một câu chuyện nhiều lần hoặc hát đi hát lại một bài hát là cách để bé ghi nhớ. Bé cũng có thể dự đoán được những tình tiết (câu hát) tiếp theo, thậm chí là hét lên sung sướng vì được “hát vuốt đuôi” hay chạy trước với những tình tiết trong truyện. Đây là một phần giúp bé phát triển tốt ngôn ngữ nên cha mẹ cần duy trì.
Giúp bé phát triển tháng này
Bé thích nguệch ngoạc những hình thù trên bảng vẽ của riêng bé. Hoặc nếu mẹ sắm cho con một bộ bàn ghế riêng, hợp với kích thước của bé thì bé sẽ rất thích thú. Bởi vì trên đó, trên đó, bé có thể chơi đồ hàng, vẽ vời, xếp hình khối...
Hoạt động tăng cường ngôn ngữ cho bé
1. Đọc cùng con: Đọc cho bé mỗi ngày, nhiều lần trong ngày. Thảo luận về các hình minh họa khi hai mẹ con đang cùng đọc với nhau. Hãy hỏi con của mẹ về những gì bé đang nhìn thấy. Yêu cầu bé gọi tên những thứ có trong hình minh họa. Chỉ cho bé những chữ cái, con số để bé có kiến thức sơ đẳng.
2. Trò chuyện như thể bé rất thông minh: Hãy coi bé là người thông minh, hiểu biết khi mẹ nói chuyện với con. Hỏi ý kiến, sở thích của bé về những điều bé thích và những điều bé không thích. Chăm chú lắng nghe khi bé trò chuyện và đáp lại như thể mẹ hiểu những gì bé nói. Lặp lại những gì bé nói để luyện cho bé cách phát âm chuẩn.
3. Khuyến khích chi tiết: Thêm chi tiết vào những gì bé nói; ví dụ: “À, đó là chiếc áo màu xanh. Còn áo của mẹ là màu trắng”.
4. Nói đúng ngữ pháp: Dùng câu, từ chuẩn khi nói chuyện với bé vì bé sẽ học hỏi tất cả từ mẹ.
5. Hoàn chỉnh câu của bé: Ví dụ nếu bé nói “chuối” thì mẹ nhấn mạnh lại là: “Con muốn ăn chuối”. Nên phát âm rõ ràng và nói câu đủ chủ ngữ - vị ngữ.
6. Khuyến khích tưởng tượng: Cho bé những con rối, thú nhồi bông, búp bê và những vật dụng như khăn quàng, mũ, quần áo, giày dép, tất găng... cũ. Cùng bé đưa những người mẹ nhồi bông vào một vở kịch hay một vở múa rối.
Sức khỏe của bé
Nước ép quả tươi có thể tăng đáng kể lượng vitamin cho bé. Nước ép như cam, đu đủ, dứa nhiều vitamin C trong khi mận, carrot, xoài, nước rau cung cấp nhiều vitamin A và C. Nước ép táo cũng là loại đồ uống dinh dưỡng cho bé.
Tuy nhiên, tránh để bé no bụng vì nước quả, nếu không bé sẽ lười ăn và lười uống sữa. Nên pha loãng nước quả với lượng nước lọc tương đương.
Ngọc Huê
- Mốc phát triển 20 tháng (13:22:00 24/12/2013)
- Mốc phát triển 19 tháng (14:16:00 23/12/2013)
- Mốc phát triển 18 tháng (14:15:00 23/12/2013)
- Mốc phát triển 17 tháng (14:13:00 23/12/2013)
- Mốc phát triển 16 tháng (16:17:00 16/12/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |