Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Mốc phát triển 23 tháng

16:57:10 27/12/2013

Đôi bàn tay ngày càng khéo giúp bé biết thao tác tốt hơn với thìa, đũa trong bữa ăn. Bé cũng có thể bắt chước cha mẹ và người nhà trong việc dùng đũa, thìa, dĩa hay các vật dụng ăn uống khác… Nếu bé còn vụng về, mẹ đừng lo ngại mà yên tâm cho con ăn bốc.

Một số kỹ năng bé đạt được

- Nhảy: Bé thích hò hét, nhảy nhót nhưng nếu bé không thích nhảy thì mẹ cũng đừng vội lo.

- Biết khi nào muốn đi vệ sinh: Bé bây giờ có thể nhận thức được một cái tã bẩn hay ướt và bé cũng biết khi nào muốn đi vệ sinh. Thậm chí bé còn ra tín hiệu thông báo cho mẹ biết đang buồn tè hay buồn ị, tránh được việc bé “bĩnh” ra quần. Ở thời điểm này, mẹ có thể dạy cho con thói quen khi tè hay buồn ị thì cần ngồi bô. Mỗi lần bé ngồi bô ngoan, cha mẹ nên động viên bé.

Giúp bé phát triển tháng này

- Nói những từ lịch sự: Lúc này, mẹ có thể khuyến khích bé học chào hỏi, nói “Con cảm ơn”, “dạ”, “vâng ạ”, “có ạ”… Mẹ cũng nên là tấm gương lịch sự để con học hỏi, chẳng hạn mẹ cảm ơn khi bé lấy giúp thứ gì cho mẹ, hai mẹ con cùng chào hỏi khi tới nhà người thân… Khen ngợi mỗi khi bé lịch thiệp vì bé sẽ muốn lịch thiệp nhiều hơn nữa.

- Ra công viên: Giờ đây, bé rất thích chạy nhảy, leo trèo, chơi cầu trượt, bập bênh, đu quay… hay tất cả những hoạt động ở trong công viên.

Hoạt động tăng cường cảm xúc cho bé 23 tháng

Chơi với ông bà, bố mẹ, anh chị hay mẹ bè... là cách giúp bé tăng cường cảm xúc cũng như giao tiếp xã hội.

1. Chơi cùng các bé khác: Nên cho bé nhiều cơ hội được tham gia chơi cùng các bé khác. Mặc dù ban đầu bé có vẻ còn ích kỷ, chưa biết hợp tác và chơi trong nhóm nhưng về lâu dài, điều này sẽ luyện cho bé kỹ năng chơi chung thật tốt.

2. Cho bé chơi với nhiều lứa tuổi khác nhau: Khi đã quen, bé có thể thoải mái vui chơi dù người đối diện thuộc lứa tuổi nào. Ngoài ra, có thể cho bé chơi cùng thú bông như trò chăm sóc em bé...

3. Trò chơi đồng đội: Đá bóng qua – lại hoặc các trò chơi đòi hỏi luân phiên sẽ rèn cho bé biết chơi cùng đồng đội.

4. Gọi tên cảm xúc của bé: Giúp bé nhận diện cảm xúc của bé bằng cách chỉ ra khi nào là bé đang lo lắng, giận dữ hay buồn phiền.

5. Khuyến khích trí tưởng tượng của bé: Cho bé chơi cùng búp bê, thú nhồi bông, các phụ kiện như khăn quàng, dây buộc tóc, quần áo, giày dép cho búp bê... Hoặc mẹ có thể tự làm những con rối cho bé để cùng bé tạo một màn kịch giữa các con rối.

6. Cho bé chỗ chơi riêng: Tạo một khu vực làm chỗ chơi riêng cho bé, nơi bé có thể chơi bất kỳ lúc nào bé muốn, chẳng hạn một hộp (túi) đồ chơi ở một góc phòng.

Sức khỏe của bé

Nhiều cha mẹ được khuyên nên cho bé đi khám tổng quát khi bé được 2 tuổi. Bác sĩ sẽ cùng cha mẹ trao đổi về chuyện ăn uống, tâm lý, hành vi, quá trình học đi, thị lực cũng như kỹ năng nghe ở bé. Đây là cơ hội để cha mẹ hỏi bác sĩ về bất kỳ điều gì mà đang bận tâm về con mình.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo