Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Mốc phát triển 22 tháng

13:26:10 24/12/2013

Mặc dù còn ngọng nghịu nhưng càng ngày bé càng nói nhiều và cha mẹ cũng dễ hiểu được bé đang nói gì hơn. Bây giờ, bé sử dụng được khoảng 50 từ và mỗi ngày mới trôi qua, bé lại càng học được thêm nhiều từ vựng.

- Nói ‘Không, không’: Đây có lẽ là từ yêu thích của bé giai đoạn này. Một số cha mẹ bực bội, còn một số cha mẹ cười và chịu đựng trước sự “cứng đầu” của bé. Bé cũng bắt đầu bộc lộ mạnh mẽ những cơn giận dữ bằng cách đá, dậm chân...

- Lười đi: Hồi mới chập chững, bé có thể rất thích được tự đi, tự chạy ở khắp mọi nơi. Còn bây giờ, thậm chí, hơi “một tẹo” là bé giang tay đòi: “bế, bế”. Cũng là vì đi bộ với bé không còn là kỹ năng thú vị nữa. Vì thế, bé lười đi bộ và thích được bế hơn. Nếu bạn không muốn bế con mà nhắc bé phải tự đi bộ thì bé phản ứng bằng cách giận dữ hoặc “nổi loạn” vì không muốn thế.

Mẹ có thể thỏa hiệp với bé bằng cách nắm tay bé dắt bé đi bộ một đoạn, sau khi đã bế bé một đoạn. Khi bé chịu đi bộ thì nên kịp thời khen ngợi để bé hứng chí.

- Hiểu biết về giới từ: Bé hiểu được những từ như “dưới”, “trên”, “trong”...

Giúp bé phát triển tháng này

- Chơi theo lượt: Khi chơi cùng các bé khác, bé có thể biết kiên nhẫn ngắm nhìn bạn chơi sau đó, sao chép theo hoặc ngồi chờ đến lượt với tinh thần hợp tác tốt hơn. Tuy nhiên, giai đoạn này, khó tránh được việc các bé sẽ tranh nhau đồ chơi vì bé nào cũng thích sở hữu thứ gì đó cho mình. Để khuyến khích bé chia sẻ, bạn cần làm ví dụ cho bé. Luyện tập thường xuyên cách chia sẻ với con, ăn chung một miếng hoa quả hoặc cùng xem chung một cuốn sách. Ngoài ra, có thể dạy bé chia sẻ trò chơi với anh chị của bé, còn mẹ ngồi bên cạnh đếm tới 10. Hết một lượt đếm thì bé phải nhường trò chơi cho anh chị.

- Bản sao mini: Bé thích các hoạt động bắt chước cha mẹ, kể cả đó là những việc nội trợ hay việc nhà. Bé có thể cố cầm chổi quét nhà giống như mẹ, đưa điện thoại lên tai để nghe, cầm tiền và nghịch ngợm dưới bếp.

Hoạt động tăng cường nhận thức cho bé

1. Hỏi bé về tiếng ồn: Hỏi xem bé có nghe thấy tiếng ai gọi cửa, tiếng ồn của máy giặt, một con chó sủa, một em bé đang khóc hay còi ôtô...

2. Cho bé được chọn: Cho bé 2 lựa chọn (hoặc nhiều hơn) để bé được tự chọn lấy một thứ. Nên duy trì điều này thường xuyên với bé, ví dụ hỏi bé: “Con muốn ăn táo hay ăn cam?”, “Con thích mặc áo đỏ hay áo vàng?”, “Hai mẹ con mình sẽ đi siêu thị hay đi xem xiếc?”...

3. Thực hành với chữ cái: Hát, đọc thơ, kể chuyện... cho bé. Đọc sách giúp bé tích lũy ngôn ngữ và nhận thức tốt nhất.

4. Đếm: Cùng bé đếm tất cả mọi thứ, số quả bơ hai mẹ con mua trong siêu thị, một chùm nho, một chùm vải... Đếm số con bướm trong một hình minh họa. Đếm số sách trong một nhà sách...

5. Chỉ ra các hình dạng và màu sắc: Nói về hình dạng và màu sắc cho bé mọi lúc có thể trong ngày: “Đây là một hình vuông”, “Khăn của mẹ màu xanh”, “Quả chuối chín màu vàng”...

6. Hát cùng nhau: Hát những bài vui nhộn với bé yêu. Hai mẹ con cùng nghe nhạc ở nhà. Chọn loại nhạc mà mẹ và bé đều thích để tạo không khí vui vẻ. Dần dần theo thời gian, bé bắt đầu biết bập bẹ theo những vần điệu bé đã thuộc lòng.

Sức khỏe của bé

Bé sợ những thứ không quen thuộc, trong đó có đồ ăn. Màu sắc, hương vị và kết cấu của một món mới có thể làm bé ái ngại. Chẳng hạn, bé sợ những món nhầy nhụa, dính, có màu đen mà chỉ thích đồ ăn khô, giòn, cầm không dính tay.

Cố gắng làm bé thấy yêu đồ ăn bằng việc cùng bé chuẩn bị nấu cơm, cho bé đi dã ngoại với những đồ ăn vặt lộn xộn và thưởng cho bé nếu bé chịu nếm món mới.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo