- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Những hoạt động thể thao tốt cho mẹ bầu
Các bài tập aerobic, đi bộ hay các động tác thể dục tiền sản dưới nước rất lý tưởng cho phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu cũng có thể tập những bài tập giúp tăng cường cơ bắp như các bài yoga và pilates cho mẹ bầu. Mẹ bầu nên tham gia các lớp học này với những thầy (cô) hướng dẫn có kinh nghiệm giảng dạy cho phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, mẹ bầu nên vận động mỗi khi có thể, chẳng hạn đi bộ tới chỗ làm việc, đi cầu thang bộ thay vì thang máy, làm việc nhà, làm vườn… Nên có những khoảng thời gian vận động mỗi ngày, ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày.
Những lời khuyên luyện tập cho phụ nữ mang thai
Tạo thành thói quen: Nên tập luyện đều đặn khoảng 4-5 lần/tuần, ít nhất 30 phút/buổi tập. Tập luyện thường xuyên sẽ có ích cho sức khỏe mẹ bầu và giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
Khởi động trước khi tập thể dục: Cách này giúp cơ bắp dẻo dai, sẵn sàng cho các bài tập luyện. Nếu bỏ qua giai đoạn khởi động, mẹ bầu rất dễ gặp chấn thương.
Thay đổi vị trí hay tư thế: Đứng yên lâu sẽ làm giảm lượng máu đến tử cung (dạ con) và gây phù chân. Điều này sẽ làm mẹ bầu thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu. Chẳng hạn như ngồi thiền lâu cũng không tốt. Bởi vậy, nếu mẹ bầu thấy khó chịu hãy thay đổi tư thế luyện tập hoặc chuyển sang đi bộ.
Không tập các động tác nằm ngửa sau 16 tuần mang thai: Bên cạnh sự khó chịu, tư thế này có thể gây chóng mặt cho mẹ bầu. Tư thế nằm ngửa làm giảm lượng máu tới em bé đang lớn lên của mẹ bầu. Nên chọn các động tác nằm nghiêng bên trái hoặc chống khuỷu tay.
Tránh những tư thế gây khó chịu: Những tư thế sau có thể làm đau xương chậu của mẹ bầu: Đứng lên – ngồi xuống liên tục.
- Đứng trên một chân.
- Xoạc quá rộng.
Uống nhiều nước: Mẹ bầu nên cố gắng uống nhiều nước trước khi bắt đầu tập thể dục. Nên mang theo nước lọc khi tập luyện và uống thường xuyên từng ngụm nhỏ. Cách này làm mẹ bầu tránh được mất nước và bị nóng quá.
Mẹ bầu cũng nên tập luyện ở nơi mát mẻ.
Nghỉ ngơi sau tập: Hãy dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể mát mẻ hơn sau khi bạn tập. Ví dụ, có thể đi bộ vài phút hay ngồi thư giãn. Mẹo này cũng giúp nhịp tim của mẹ bầu quay lại nhịp đập bình thường.
Luôn lắng nghe cơ thể bạn: Mặc dù tập thể dục khi mang bầu mang lại nhiều lợi ích nhưng không nên lạm dụng. Nếu bạn thấy đau đớn, mệt mỏi, khó chịu… thì đừng cố tập. Hãy duy trì mức độ tập luyện hiện tại hoặc cố gắng cải thiện chút xíu thay vì tập luyện tới quá sức.
Ngọc Huê
- Những hoạt động thể thao nên tránh (15:15:00 21/02/2014)
- Thể dục khi mang thai cho người mới bắt đầu (14:57:00 21/02/2014)
- Tìm hiểu 'Hội chứng đôi chân không nghỉ' (10:39:00 17/02/2014)
- Phù chân khi mang bầu (10:31:00 17/02/2014)
- Khắc phục tê, nhức chân, tay (10:25:00 17/02/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |