- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Những cảnh báo sức khỏe nguy hiểm khi tập thể dục
Tập thể dục trong thai kỳ rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Thể dục giúp mẹ bầu khỏe mạnh, cơ bắp linh hoạt, đỡ đau mỏi, giảm chuột rút và giúp mẹ bầu nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh.
Tuy nhiên khi bụng bầu ngày một to lên thì khả năng giữ thăng bằng của mẹ bầu sẽ giảm đi. Cơ thể mẹ phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho bào thai. Vì vậy, mẹ thấy nhanh bị mệt, các khớp xương cũng nhanh bị đau, mỏi.
Mẹ bầu nên học cách lắng nghe cơ thể mình để tìm ra những dấu hiệu sức khỏe nguy hiểm, nhất là trong lúc tập thể dục. Nếu mẹ thấy khó thở hoặc kiệt sức vì đổ mồ hôi thì nghĩa là bào thai đang bị thiếu oxy.
Những dấu hiệu mẹ bầu nên tạm ngưng tập luyện
Chóng mặt: Hãy đi khám nếu mẹ bầu thấy chóng mặt trong và sau khi tập thể dục. Nếu mẹ bầu bị đau đầu, đánh trống ngực cùng lúc với chóng mặt thì có thể đó là dấu hiệu mất nước hoặc thiếu máu.
Tim đập nhanh: Nguyên nhân có thể do mẹ bầu tập quá sức. Mẹ bầu nên tập chậm lại và nghỉ ngơi. Nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên, mẹ bầu nên đi khám.
Đau lưng hoặc xương chậu: Những thay đổi trong nội tiết tố khi mang thai ảnh hưởng tới dây chằng (hỗ trợ các khớp xương) khiến dây chằng yếu và kém co giãn đi. Điều này khiến thai phụ dễ bị chấn thương. Mẹ bầu nên đi khám nếu bị đau lưng hay đu hông hoặc bất kỳ cơn đau nào ở mặt trước và mặt sau xương chậu.
Buồn nôn hoặc nôn: Nếu mẹ bầu thấy buồn nôn hoặc nôn khi tập luyện thì không nên tập nữa. Hãy tạm thời ngừng lại vì mẹ bầu có thể đang bị hạ đường huyết do huyết áp thấp.
Mẹ bầu nên ăn nhẹ trước giờ tập thể dục. Nếu tập quá nhiều, mẹ bầu cần ăn đủ kalo để bù đắp lượng kalo đã mất.
Thay đổi đột ngột về nhiệt độ cơ thể: Khi tập thể dục, nhiệt độ cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lên. Tuy nhiên nếu người nóng mà bàn tay lạnh hoặc mẹ bầu thấy nóng – lạnh đan xen thì có nghĩa thân nhiệt của mẹ bầu không ổn định. Điều này có hại cho bào thai, đặc biệt 3 tháng đầu.
Nếu mẹ bị nóng quá thì thai nhi cũng bị nóng quá. Cơ thể mẹ cố gắng tự làm mát mình bằng cách chuyển một số máu chảy từ tử cung đến bề mặt da. Kết quả là làn da của mẹ chuyển màu đỏ, màu hồng và đồ nhiều mồ hôi.
Mẹ bầu nên uống nhiều nước trước và trong khi tập thể dục để tránh bị nóng quá. Duy trì buổi tập thể dục để không dài hơn 45 phút và tránh tập thể dục trong thời tiết rất nóng hoặc ẩm ướt.
Phù: Chân, tay mẹ bầu có thể phù lên chút sau khi tập thể dục nhưng nếu phù nặng thì mẹ bầu cần ngưng tập và hỏi ý kiến bác sĩ. Phù đột ngột và nặng trong nửa cuối thai kỳ có thể cảnh báo tiền sản giật. Tiền sản giật làm hạn chế cung cấp máu cho nhau thai và nếu không được điều trị sẽ làm hại tới bào thai.
Những triệu chứng nghiêm trọng
Âm đạo chảy nước: Có thể là do vỡ ối. Dấu hiệu này có thể nhầm lẫn với chứng tiểu không kiểm soát trong lúc mẹ bầu tập thể dục. Nhưng để có câu trả lời chính xác, thai phụ nên đi khám bác sĩ. Mẹ bầu cũng nên duy trì các bài tập sàn chậu để ngăn chặn tiểu không kiểm soát.
Đau bắp chân: Nếu mẹ bầu bị đau nhói, sưng hay đỏ ở bắp chân thì có thể là dấu hiệu của chứng máu đông trong tĩnh mạch chân. Mẹ bầu nên đi khám sớm vì chứng bệnh này có thể ảnh hưởng tới não hay phổi của mẹ.
Mờ mắt: Nếu mẹ bầu thấy mờ mắt khi đang tập thể dục thì nguyên nhân có thể do bị mất nước hoặc tụt đường huyết. Mẹ bầu hãy ăn một bữa ăn nhẹ trước khi tập thể dục và uống nhiều nước trước và trong khi tập thể dục.
Mờ mắt cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Bất tỉnh: Mẹ bầu bị ngất có thể do mất nước, hạ đường huyết, huyết áp thấp hoặc do nóng quá, kiệt sức. Dù vì nguyên nhân gì thì mẹ bầu cũng phải đi khám vì ngất sẽ làm cả mẹ và bé bị thiếu oxy.
Đau bụng: Đau bụng có thể do những cơn co thắt vì sinh non. Trong 3 tháng cuối, các cơn co Braxton Hicks (chuyển dạ giả) có thể được gây ra bởi tập thể dục. Nếu mẹ bầu ngồi xuống nghỉ ngơi thì những cơn co này sẽ hết. Còn nếu cơn co thắt không hết thì mẹ bầu cần đi khám.
Chảy máu âm đạo: Có thể là do sảy thai, nhau bong non, nhau tiền đạo hay sinh non mà mẹ bầu cần đi khám.
Thai máy chậm hoặc ngừng máy: Nếu mẹ thấy thai ít máy hoặc như không máy nữa thì mẹ bầu nên đi khám ngay.
Ngọc Huê
- Tránh tăng thân nhiệt khi tập thể dục (15:09:00 24/02/2014)
- Những hoạt động thể thao tốt cho mẹ bầu (15:45:00 21/02/2014)
- Những hoạt động thể thao nên tránh (15:15:00 21/02/2014)
- Thể dục khi mang thai cho người mới bắt đầu (14:57:00 21/02/2014)
- Tìm hiểu 'Hội chứng đôi chân không nghỉ' (10:39:00 17/02/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |