- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Tập Aerobic khi mang thai
Các bài tập Aerobic dành riêng cho phụ nữ mang thai có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ.
Chẳng hạn, Aerobic giúp:
- Tăng sức khỏe tim, phổi cho mẹ bầu.
- Giảm đau cơ. Đặc biệt các triệu chứng đau nhức và mỏi khi mang bầu.
- Có giấc ngủ ngon.
Tập Aerobic an toàn khi mang thai
Nếu mẹ bầu tham gia một lớp Aerobic dành riêng cho phụ nữ mang thai thì mẹ bầu sẽ có chế độ và thời gian tập luyện hợp lý nhất. Còn nếu tự tập, mẹ bầu nên mua sách hay những DVD có những bài Aerobic dành cho phụ nữ mang thai. Tuyệt đối không tập những bài Aerobic khó, không dành cho thai phụ. Không tập những động tác đá cao hoặc nhảy.
Tuy nhiên vào cuối thai kỳ, mẹ bầu nên giảm cường độ tập luyện Aerobic hoặc tạm ngưng chờ cho tới khi sinh xong.
Lưu ý khi tự tập và khi tham gia lớp học
Mẹ bầu nên tìm và tham gia một lớp học Aerobic được thiết kế cho phụ nữ mang thai. Ở đây, mẹ bầu sẽ được gặp gỡ những người mẹ khác và được giáo viên hướng dẫn tập luyện an toàn.
Nếu mới tham gia một lớp học, mẹ bầu nên hỏi hướng dẫn về chương trình học và thông báo với người hướng dẫn bạn đang mang thai ở tuần thứ bao nhiêu. Giáo viên sẽ tìm ra các bài tập phù hợp với từng giai đoạn mang thai. Cẩn thận hơn, mẹ bầu nên hỏi bác sĩ sản khoa trước khi tham gia một lớp học thể dục nào đó, dù là Aerobic, bơi lội, đi bộ hay Yoga.
Cho dù mới tập Aerobic hay đã là một học viên giàu kinh nghiệm thì những lời khuyên sau sẽ giúp bảo vệ các khớp xương cho mẹ bầu:
- Nên khởi động cho ấm người rồi mới tập. Tập xong cần nghỉ ngơi chút ít cho ổn định thân nhiệt.
- Không tập những động tác xoắn hay thay đổi tư thế đột ngột.
- Không tập những động tác làm căng lưng dưới và xương chậu.
Những lưu ý tập Aerobic theo thời gian mang thai
6 tháng đầu: Mẹ bầu không được để quá mệt và quá nóng trong quá trình tập luyện. Nên mặc quần áo cotton khi tập để làn da được thoáng mát, không bị nóng bức. Mẹ bầu nên uống nước thường xuyên, trong khi tập để tránh mất nước.
Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt, mẹ nên ngưng tập và hỏi bác sĩ. Nếu mẹ bầu không thể nói chuyện hoặc hát theo nhạc khi tập tức là đang tập quá sức (giống như lúc bạn khó thở khi đang làm việc nặng). Lúc này, mẹ bầu nên giảm cường độ tập.
Ba tháng cuối: Phù nề có thể làm mẹ bầu không còn nhanh nhẹn như trước. Nếu thấy khó cúi xuống thì nên tránh những động tác phải cúi.
Ngọc Huê
- Những cảnh báo sức khỏe nguy hiểm khi tập thể dục (15:10:00 24/02/2014)
- Tránh tăng thân nhiệt khi tập thể dục (15:09:00 24/02/2014)
- Những hoạt động thể thao tốt cho mẹ bầu (15:45:00 21/02/2014)
- Những hoạt động thể thao nên tránh (15:15:00 21/02/2014)
- Thể dục khi mang thai cho người mới bắt đầu (14:57:00 21/02/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |