Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Rạn da sau sinh
07:53:40 22/03/2013
Theo thống kê, có khoảng hơn một nửa phụ nữ sau khi sinh bị mắc chứng rạn da.
Khái niệm rạn da
Theo bác sĩ Lan Anh (Sức Khỏe & Đời Sống), rạn da là những vết rạn nhỏ của vùng da mỏng và yếu, xảy ra khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của rạn da xuất hiện ở lớp hạ bì. Đây là lớp có chức năng mang lại sự đàn hồi cho da. Khi lớp da này bị kéo căng trong thời gian dài, da trở nên kém đàn hồi và các mô liên kết bị phá vỡ, tạo nên các vết rạn da.
Vết da bị rạn được hình thành qua hai thời kỳ. Ban đầu là những vệt đỏ, đỏ tím, có hoặc không kèm theo ngứa. Tiếp theo, da chuyển sang màu trắng và hình thành các đường rạch lõm (là lúc tạo vết rạn), sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn.
Các vết rạn thường gặp ở những vùng da yếu như ngực, bụng, mông, đùi, bắp chân.
Khi đã bị rạn da, rất khó để có thể loại trừ hoàn toàn các vết rạn này. Tuy nhiên việc phòng tránh sẽ giúp bạn hạn chế được phần nào nguy cơ rạn da. Cách phòng tránh chứng rạn da đơn giản nhất là nên tránh tăng cân quá nhanh trong giai đoạn mang thai, chỉ nên đảm bảo cân nặng tăng theo mức chuẩn.
Rạn da không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, để tránh những ảnh hưởng xấu đến da và tính thẩm mỹ sau sinh, sản phụ cần chú ý:
- Massage để tăng sự lưu thông máu. Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Bệnh viện Da Liễu TP HCM), người mẹ nên massage từ từ nhẹ nhàng kếp hợp thoa kem dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày ở những vùng da bị rạn bằng các sản phẩm đặc trị có chứa vitamin A, axit chiết xuất từ hoa quả để kem thấm sâu vào lớp biểu bì bên trong, kích thích quá trình tái tạo da trên lớp biểu bì, giữ ẩm cho da, làm mềm và sáng da, giúp các vết rạn giảm dần.
- Chiếu tia laser tại bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ có uy tín: Phương pháp này đã được sử dụng với kết quả khá khả quan, thời gian điều trị tùy thuộc vào độ rạn và màu sắc trên bề mặt da của sản phụ.
- Phẫu thuật thẩm mỹ: Khi massage thông thường không cải thiện được tình trạng thì sản phụ có thể nghĩ tới phương án phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, trước khi quyết định phẫu thuật, bạn nên lắng nghe tư vấn của chuyên gia thẩm mỹ có uy tín để biết biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, việc điều trị đa phần giúp thu nhỏ kích thước và biến đổi màu sắc của vùng da rạn để gần giống với màu sắc của vùng da lành xung quanh mà thôi.
- Bạn nên ăn nhiều thức ăn tốt cho da như các loại chứa nhiều vitamin C, E, kẽm.
Lưu ý: Tùy thuộc từng loại kem khác nhau mà làn da và vết rạn được cải thiện nhiều hay ít. Thường nó chỉ có hiệu quả với những vết sẹo mới mà thôi. Còn với các vết rạn đã bị lâu rồi thì gần như không hiệu quả.
‘Tự chế’ mỹ phẩm chống rạn da
Thực tế có rất nhiều loại kem trên thị trường được khẳng định là sẽ giúp bạn xóa tan vết rạn trên da. Tuy nhhiên, không phải mọi lời quảng cáo đều đúng sự thật. Lời khuyên của các chuyên gia da liễu là nên sử dụng nhiều vitamin E trong các loại mỹ phẩm tự chế để loại bỏ các vết rạn này. Sau đây là một số công thức gợi ý.
Kem ca cao: Đây là loại mỹ phẩm chính thường được dùng trong việc xóa vết rạn da. Bên cạnh đó, ca cao cũng là lựa chọn tuyệt vời cho việc dưỡng ẩm và làm mềm da nhờ thành phần giàu hydrat.
Bạn có thể dùng một chén nhỏ ca cao, 2 thìa vitamin E, 2 thìa dầu mầm lúa mì và 4 thìa sáp ong. Trộn lẫn hỗn hợp và đun nóng, sau đó để nguội và cất vào tủ lạnh dùng dần. Hãy chăm chỉ bôi kem hàng ngày để có được kết quả tuyệt vời.
Kem từ quả lê: Một quả lê chín, 4 thìa olive, 4 thìa dầu lô hội, 6 viên vitamin E dạng con nhộng. Trộn đều hỗn hợp và thoa đều lên da trong vòng 30 phút. Sau đó rửa lại với nước ấm. Nếu muốn sử dụng hỗn hợp nhiều lần, có thể thêm chút nước ép chanh và giữ hỗn hợp này trong tủ lạnh.
Kem từ cây hạt mỡ (shea butter): Cây hạt mỡ có chứa nhiều vitamin A, vì thế sẽ là liều thuốc phù hợp cho làn da bạn. Trộn hỗn hợp này với tinh dầu thảo mộc như oải hương, hương thảo, bạc hà để có kết quả tốt nhất.
Một số vấn đề khác ở làn da sau sinh
Da sạm, nám: Nám là vấn đề thường gặp trong lúc mang thai do ảnh hưởng của tuyến hormone nữ kích thích sản sinh sắc tố melanin. Nám thường hay gặp ở vùng mặt, biểu hiện bằng những vết thâm hai bên má.
Phụ nữ sau sinh không nên sử dụng thuốc tự chế hoặc kỳ vọng vào kem trị nám. Đa phần các vết nám sau sinh đều tự giảm đi, nhất là với những người trẻ tuổi. Với những vết nám cứng đầu, tốt nhất bạn nên tới các bệnh viện chuyên khoa da liễu, trung tâm thẩm mỹ có uy tín.
Tùy theo tình trạng nám (nông hay sâu), tùy theo công việc của bạn (có tiếp xúc với ánh nắng hay không) mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
Tuy nhiên, nên nhớ nám chỉ có thể khỏi 60-90% tùy thuộc và từng cấp độ nám, cơ địa và chế độ sinh hoạt của từng người. Người mẹ cũng cần lưu ý chỉ nên điều trị nám sau khi cai sữa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Viêm da: Tuy không nghiêm trọng nhưng viêm da sẽ khiến sản phụ khó chịu và ảnh hưởng đến việc chăm sóc bé. Đừng nghĩ là thuốc bôi ngoài da sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Việc dùng thuốc điều trị tình trạng viêm da phải được bác sĩ chỉ định, để dùng đúng loại thuốc dành cho mẹ đang cho con bú.
Nhiễm trùng vết khâu, mổ: Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng và thuốc kháng sinh là loại thuốc bắt buộc phải dùng để chấm dứt nhiễm trùng. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn loại kháng sinh phù hợp dành cho người mẹ đang cho con bú. Sau đó, bạn hãy chú ý và ghi nhớ những hướng dẫn cần thiết để vệ sinh vùng nhiễm trùng đúng cách. Cần chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô.
Các mẹ sau sinh cũng cần biết rằng khỏe chính là đẹp. Vì vậy trước hết hãy “đầu tư” vào sức khỏe của mình bằng một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với tập luyện. Sức khỏe tốt cùng với một tinh thần thoải mái, vui tươi, chắc chắn người mẹ sẽ đẹp, tự tin.
Khái niệm rạn da
Theo bác sĩ Lan Anh (Sức Khỏe & Đời Sống), rạn da là những vết rạn nhỏ của vùng da mỏng và yếu, xảy ra khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của rạn da xuất hiện ở lớp hạ bì. Đây là lớp có chức năng mang lại sự đàn hồi cho da. Khi lớp da này bị kéo căng trong thời gian dài, da trở nên kém đàn hồi và các mô liên kết bị phá vỡ, tạo nên các vết rạn da.
Vết da bị rạn được hình thành qua hai thời kỳ. Ban đầu là những vệt đỏ, đỏ tím, có hoặc không kèm theo ngứa. Tiếp theo, da chuyển sang màu trắng và hình thành các đường rạch lõm (là lúc tạo vết rạn), sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn.
Các vết rạn thường gặp ở những vùng da yếu như ngực, bụng, mông, đùi, bắp chân.
Phòng ngừa
Khi đã bị rạn da, rất khó để có thể loại trừ hoàn toàn các vết rạn này. Tuy nhiên việc phòng tránh sẽ giúp bạn hạn chế được phần nào nguy cơ rạn da. Cách phòng tránh chứng rạn da đơn giản nhất là nên tránh tăng cân quá nhanh trong giai đoạn mang thai, chỉ nên đảm bảo cân nặng tăng theo mức chuẩn.
Rạn da không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, để tránh những ảnh hưởng xấu đến da và tính thẩm mỹ sau sinh, sản phụ cần chú ý:
- Massage để tăng sự lưu thông máu. Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Bệnh viện Da Liễu TP HCM), người mẹ nên massage từ từ nhẹ nhàng kếp hợp thoa kem dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày ở những vùng da bị rạn bằng các sản phẩm đặc trị có chứa vitamin A, axit chiết xuất từ hoa quả để kem thấm sâu vào lớp biểu bì bên trong, kích thích quá trình tái tạo da trên lớp biểu bì, giữ ẩm cho da, làm mềm và sáng da, giúp các vết rạn giảm dần.
- Chiếu tia laser tại bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ có uy tín: Phương pháp này đã được sử dụng với kết quả khá khả quan, thời gian điều trị tùy thuộc vào độ rạn và màu sắc trên bề mặt da của sản phụ.
- Phẫu thuật thẩm mỹ: Khi massage thông thường không cải thiện được tình trạng thì sản phụ có thể nghĩ tới phương án phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, trước khi quyết định phẫu thuật, bạn nên lắng nghe tư vấn của chuyên gia thẩm mỹ có uy tín để biết biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, việc điều trị đa phần giúp thu nhỏ kích thước và biến đổi màu sắc của vùng da rạn để gần giống với màu sắc của vùng da lành xung quanh mà thôi.
- Bạn nên ăn nhiều thức ăn tốt cho da như các loại chứa nhiều vitamin C, E, kẽm.
Lưu ý: Tùy thuộc từng loại kem khác nhau mà làn da và vết rạn được cải thiện nhiều hay ít. Thường nó chỉ có hiệu quả với những vết sẹo mới mà thôi. Còn với các vết rạn đã bị lâu rồi thì gần như không hiệu quả.
‘Tự chế’ mỹ phẩm chống rạn da
Thực tế có rất nhiều loại kem trên thị trường được khẳng định là sẽ giúp bạn xóa tan vết rạn trên da. Tuy nhhiên, không phải mọi lời quảng cáo đều đúng sự thật. Lời khuyên của các chuyên gia da liễu là nên sử dụng nhiều vitamin E trong các loại mỹ phẩm tự chế để loại bỏ các vết rạn này. Sau đây là một số công thức gợi ý.
Kem ca cao: Đây là loại mỹ phẩm chính thường được dùng trong việc xóa vết rạn da. Bên cạnh đó, ca cao cũng là lựa chọn tuyệt vời cho việc dưỡng ẩm và làm mềm da nhờ thành phần giàu hydrat.
Bạn có thể dùng một chén nhỏ ca cao, 2 thìa vitamin E, 2 thìa dầu mầm lúa mì và 4 thìa sáp ong. Trộn lẫn hỗn hợp và đun nóng, sau đó để nguội và cất vào tủ lạnh dùng dần. Hãy chăm chỉ bôi kem hàng ngày để có được kết quả tuyệt vời.
Kem từ quả lê: Một quả lê chín, 4 thìa olive, 4 thìa dầu lô hội, 6 viên vitamin E dạng con nhộng. Trộn đều hỗn hợp và thoa đều lên da trong vòng 30 phút. Sau đó rửa lại với nước ấm. Nếu muốn sử dụng hỗn hợp nhiều lần, có thể thêm chút nước ép chanh và giữ hỗn hợp này trong tủ lạnh.
Kem từ cây hạt mỡ (shea butter): Cây hạt mỡ có chứa nhiều vitamin A, vì thế sẽ là liều thuốc phù hợp cho làn da bạn. Trộn hỗn hợp này với tinh dầu thảo mộc như oải hương, hương thảo, bạc hà để có kết quả tốt nhất.
Một số vấn đề khác ở làn da sau sinh
Da sạm, nám: Nám là vấn đề thường gặp trong lúc mang thai do ảnh hưởng của tuyến hormone nữ kích thích sản sinh sắc tố melanin. Nám thường hay gặp ở vùng mặt, biểu hiện bằng những vết thâm hai bên má.
Phụ nữ sau sinh không nên sử dụng thuốc tự chế hoặc kỳ vọng vào kem trị nám. Đa phần các vết nám sau sinh đều tự giảm đi, nhất là với những người trẻ tuổi. Với những vết nám cứng đầu, tốt nhất bạn nên tới các bệnh viện chuyên khoa da liễu, trung tâm thẩm mỹ có uy tín.
Tùy theo tình trạng nám (nông hay sâu), tùy theo công việc của bạn (có tiếp xúc với ánh nắng hay không) mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
Tuy nhiên, nên nhớ nám chỉ có thể khỏi 60-90% tùy thuộc và từng cấp độ nám, cơ địa và chế độ sinh hoạt của từng người. Người mẹ cũng cần lưu ý chỉ nên điều trị nám sau khi cai sữa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Viêm da: Tuy không nghiêm trọng nhưng viêm da sẽ khiến sản phụ khó chịu và ảnh hưởng đến việc chăm sóc bé. Đừng nghĩ là thuốc bôi ngoài da sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Việc dùng thuốc điều trị tình trạng viêm da phải được bác sĩ chỉ định, để dùng đúng loại thuốc dành cho mẹ đang cho con bú.
Nhiễm trùng vết khâu, mổ: Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng và thuốc kháng sinh là loại thuốc bắt buộc phải dùng để chấm dứt nhiễm trùng. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn loại kháng sinh phù hợp dành cho người mẹ đang cho con bú. Sau đó, bạn hãy chú ý và ghi nhớ những hướng dẫn cần thiết để vệ sinh vùng nhiễm trùng đúng cách. Cần chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô.
Các mẹ sau sinh cũng cần biết rằng khỏe chính là đẹp. Vì vậy trước hết hãy “đầu tư” vào sức khỏe của mình bằng một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với tập luyện. Sức khỏe tốt cùng với một tinh thần thoải mái, vui tươi, chắc chắn người mẹ sẽ đẹp, tự tin.
Ngọc Huê (tổng hợp)
Tin liên quan
- Rụng tóc sau sinh (09:10:00 21/03/2013)
- Các món dành cho sản phụ ít sữa (08:14:00 20/03/2013)
- Phòng viêm tuyến sữa sau sinh (08:42:00 19/03/2013)
- Kinh nguyệt sau sinh (10:14:00 18/03/2013)
- Bí tiểu sau sinh (09:36:00 13/03/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Rạn da sau sinh
|
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo