- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Thiếu kỹ năng cơ bản khi làm mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho bé trong 6 tháng đầu đời (giúp bé phòng tránh tiêu chảy, viêm phổi…); thế nhưng nguồn “vắcxin” quý giá ấy vẫn đang bị nhiều bà mẹ bỏ phí, nguyên nhân là do thiếu kỹ năng và kiến thức...
>> Đầu tư cho tương lai của bé
>> Sai lầm khi mang sữa đi sinh
Thiếu kỹ năng
11h trưa, các bác sĩ Khoa Sản II (bệnh viện Phụ Sản TƯ) vẫn vô cùng bận bịu vì quá tải, buồng bệnh nào cũng chật cứng bé mới sinh, sản phụ và người nhà đi trông nom… Khi đi qua buồng bệnh số 8, chúng tôi dừng chân bởi tiếng khóc khá to của một bé chưa tròn ngày tuổi. “Cháu sinh đêm qua, vừa được về với mẹ sáng nay. Em đang cố gắng cho con bú nhưng đầu vú em to và ngắn, cháu bú mãi không được nên khóc quá” - sản phụ Nguyễn Thị Tâm vừa phân trần vừa lấy tay bóp mạnh bầu ngực, mong có thêm chút sữa cho con bú. Gọi là bú sữa mẹ, nhưng thực ra miệng của bé chỉ nằm hờ hờ phía ngoài đầu vú mẹ, chờ mẹ bóp ra chút sữa nào là bé vội vàng mút mát chút đó. Thấy con thèm sữa mẹ, Tâm lại càng cố sức bóp mạnh tay hơn. Tình cảnh hai mẹ con trông rất tội nghiệp.
Thấy vậy, chúng tôi bèn nhờ bác sĩ CKII Trần Thị Tuyết Lan - Trưởng khoa Sản II tới buồng bệnh giúp đỡ mẹ con Tâm.
“Trước tiên, mẹ cởi cúc áo ra, cố gắng da mẹ kề da bé càng nhiều càng tốt, giảm sự ngăn cách. Phải bế bé sao cho đầu, vai, mông trẻ phải thẳng một đường, cho bé ngậm hết quầng vú mẹ, cằm chạm vào bầu ngực mẹ, bé sẽ mút chặt và sữa sẽ về nhanh hơn….” - bác sĩ Lan hướng dẫn cho Tâm.
Khi bác sĩ Lan vừa ngừng tay hướng dẫn cũng là lúc bé bắt đầu bú sữa mẹ chùn chụt. Trên khuôn mặt Tâm cũng lộ rõ niềm hạnh phúc khi lần đầu tiên thực sự có cảm giác cho con bú. “Cho cháu bú thích lắm, mm cảm nhận được rõ là dòng sữa dịch chuyển trong cơ thể và đang về nhiều hơn”, hai má chị Tâm ửng hồng vì sung sướng, hạnh phúc.
Thiếu kiến thức
Lúc này, nằm gần giường 2 mẹ con Tâm, cậu bé Đức Minh đang lim dim ngủ sau khi đã bú sữa mẹ. “Nhưng sao em vẫn cho con uống thêm sữa ngoài?” - tôi hỏi khi thấy trên tủ cá nhân vẫn có hộp sữa công thức cho bé sơ sinh. Trần thị Hoài - mẹ bé Đức Minh cho hay: “Em sợ mấy ngày đầu sau sinh chưa có đủ sữa nên phải cho cháu bú thêm sữa ngoài”.
Theo bác sĩ Lan, đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm, những ngày đầu sau sinh, tuy lượng sữa không nhiều nhưng chất lượng tốt, chứa nhiều kháng thể và đã cung cấp đủ 100% chất dinh dưỡng cho nhu cầu của bé.
“Nhiều người mẹ không hiểu thế nào là sữa non, thấy thời gian đầu sữa trong vắt, họ tưởng là sữa loãng; hoặc thấy sữa có màu vàng họ lại tưởng là sữa đọng nên đã vắt bỏ đi. Khi thấy ít sữa, nhiều người mẹ không yên tâm, cho con ăn thêm sữa ngoài. Vì vậy, chúng tôi phải giải thích rất nhiều, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có nghĩa là không cho bé ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ. Mẹ cho bé bú sớm, bú nhiều thì sữa mới tốt" - bác sĩ Lan khẳng định.
Bên cạnh đó, cũng còn không ít quan niệm sai lầm khác như: Cho bé uống nước sau khi bú mới đảm bảo vệ sinh. Các bà mẹ là cán bộ công nhân viên thì tập cho bé bú bình để còn đi làm sau 4 tháng nghỉ thai sản. Đặc biệt, rất nhiều người có sai lầm cho rằng cho con ăn sữa ngoài và ăn dặm sớm thì bé mới cứng cáp….
Tăng cường truyền thông
Theo bác sĩ Lan, thì việc truyền thông nên được tiến hành sâu rộng trong cộng đồng, hướng tới tất cả các thành viên khác trong gia đình. Bởi nhiều khi, việc quyết định nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ phụ thuộc vào bố mẹ em bé mà phụ thuộc vào những người khác trong gia đình.
“Có lần tôi hỏi một sản phụ vì sao không cho con bú, cô ta đáp: 'Sữa em chưa về'. Bà mẹ chồng thấy cháu nội khóc thì bắt con dâu cho cháu bú bình luôn. Như vậy, có thể sau này bé sẽ không muốn bú mẹ nữa vì sữa công thức ngọt hơn sữa mẹ, và bình sữa có tia sữa đầy hơn, mới ngậm vào bình đã có sữa chảy…” - bác sĩ Lan dẫn chứng.
Tại Việt Nam, chỉ có 19,4% trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở thành thị chỉ đạt 30% thấp hơn nhiều so với khu vực nông thôn và miền núi (70%). Bé sơ sinh ở các trạm Y tế xã có tỷ lệ bú sữa mẹ sớm hơn (70%) so với trẻ sinh ở bệnh viện và cơ sở y tế tư nhân (40%). Đặc biệt, cứ 3 bà mẹ thì có 1 người vắt bỏ sữa non sau khi sinh (27%)….
Theo nghiên cứu của dự án Nuôi dưỡng và Phát triển Alive & Thrive. |
Theo
Phương LiênBáo Tin tức
- Quan niệm chưa chuẩn về giấc ngủ (08:20:00 13/03/2012)
- Chướng bụng ở bé sơ sinh (19:25:00 11/03/2012)
- 50 cách giúp bé thông minh từ thủa lọt lòng (2) (08:12:00 09/03/2012)
- 50 cách giúp bé thông minh từ thủa lọt lòng (1) (09:55:00 08/03/2012)
- Luyện cho bé nhanh biết cười (09:40:00 08/03/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |