- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi
Kỹ năng tay của bé dần tốt hơn. Điều này hữu ích cho bé trong việc xúc thìa ở mỗi bữa ăn. Bé biết vỗ tay và thể hiện phấn khích khi mẹ hát với bé.
>> Sự phát triển mạnh của bé 7 tháng tuổi
>> Bé 7 tháng khóc ré khi người lạ bế
Xem ra trong tháng này, bé chảy dãi nhiều hơn. Khá nhiều bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên ở mốc tuổi này. Một chiếc vòng ngậm mọc răng hoặc khăn sạch, mát có thể làm dịu vùng lợi đang đau của bé.
Khi bé có thể đứng cần hỗ trợ
Bé có thể đứng nhún nhảy nếu bạn bế “xốc nách” con hoặc bạn giữ con chống tay lên một cái ghế. Đứng khi bé muốn và được mẹ hỗ trợ (không phải bắt ép đứng) giúp khỏe cơ chân của bé, sẵn sàng cho việc học đi.
Bây giờ, bé có thể tự ngồi, với tay để khám phá mọi thứ quanh bé. Bé thậm chí nằm sấp rất tốt bằng cách chống hai tay và ngóc đầu dậy.
Khuyến khích kỹ năng phối hợp cho bé
Bé thành thạo hơn với kỹ năng nắm, di chuyển và chơi với đồ chơi bằng bàn tay và các ngón tay. Đây được gọi chung là kỹ năng vận động, bé còn biết nhặt đồ nhỏ bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ rồi cho vào môi và lưỡi để cảm nhận.
Bây giờ, bé biết giữ và uống nước từ cốc mỏ vịt. Tất nhiên, bé vẫn cần được mẹ hỗ trợ và hướng dẫn. Đây cũng là thời điểm tốt để bạn dạy con cách uống nước từ cốc nhựa.
Bé có thể nắm đồ chơi bằng một tay và chuyển nó sang tay còn lại. Bé cũng có thể vỗ tay vào nhau nếu được mẹ chỉ dẫn. Chẳng bao lâu, bạn sẽ thấy bé “ríu ran” nhiều hơn, không chỉ bập bẹ, bé còn biết đập (vỗ) các đồ vật vào nhau, tạo ra âm thanh.
Để giúp bé hoàn thiện các kỹ năng mới này, có thể đặt một đồ chơi ngoài tầm với của bé và xem bé cố gắng chạm tới nó thế nào. Nếu bé khóc vì không lấy được, đừng vội vã đưa ngay đồ chơi cho con mà cần động viên bé cố lên. Bé sẽ bớt tức giận và dần tự tin hơn nếu bạn không để bé có được mọi thứ quá dễ dàng.
Sau một lần với được đồ chơi, bé sẽ ngả người về trước để lấy nó và sau đó, ngồi thẳng lại. Bé cũng nỗ lực nhiều hơn để có được những gì bé muốn.
Khi bé mọc răng
Bé có thể đã bắt đầu mọc răng. Hầu hết các bé mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi (có bé sớm hơn hoặc muộn hơn là 12 tháng tuổi). Khi bé mọc răng, bé thích nhai, gặm đồ vật và chảy nhiều nước dãi.
Bé dường như trái lời khi mẹ nói ‘không’
Bạn có thể thét lên “Không được” khi bé đập đập điện thoại di động của mẹ hoặc là cắn mẹ nhưng bé không dừng lại theo yêu cầu. Đó không hẳn do bé cố ý cãi mẹ, chỉ là do bé tò mò. Bé chưa có trí nhớ đủ tốt để hiểu chuyện này đã bị mẹ cấm. Chiến thuật tốt nhất là đánh lạc hướng với những gì bạn cho là bé chưa đúng.
Giúp bé vượt nỗi lo xa mẹ
Bé bắt đầu biểu lộ một số dấu hiệu khi phải xa mẹ như nhút nhát với người lạ và khóc khi mẹ rời đi. Tâm lý này của bé sẽ khiến việc ngủ trong cũi trở thành “cực hình” với bé vì nửa đêm, bé có thể khóc thét vì nhớ mẹ. Khi đó, bạn vừa lo nếu cho con ngủ chung giường, bé sẽ quen hơi mẹ, sau này khó tách bé ngủ riêng nhưng cũng vừa thương con. Tốt nhất bạn cứ cho con ngủ cùng mẹ, khi bé ngủ say, bạn lại cho bé trở lại cũi.
Khả năng nhận biết đồ vật còn kém
Bé chưa thể phân biệt được thứ nào là đồ chơi, thứ nào thì không; vì thế, bé có thể dùng di động của mẹ như một đồ chơi. Nhưng bé dần hiểu công dụng của một số đồ và thể hiện nhiều hơn với những món mà bé thích.
Nếu bạn có những đồ vật dễ hỏng, quý giá thì tốt nhất nên đặt chúng xa tầm tay bé. 7 tháng tuổi, bé chưa có nhận thức với đồ chơi được hay đồ cần bảo quản.
Bé có thể hiểu được sự liên quan giữa các đối tượng; do đó, bạn có thể xếp đồ chơi theo kích cỡ, màu sắc, theo nhóm... Và nếu bé nhìn thấy hình của bé trong gương và mẹ xuất hiện ngay sau phía bé, bé có thể quay lại nhìn mẹ.
Một trò chơi đơn giản là “ú òa” hấp dẫn bé ở giai đoạn này, bởi bé hiểu được là các đối tượng vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn, nghe hay cảm nhận được. Bé yêu trò chơi này vì mọi thứ bất ngờ xuất hiện rồi biến mất.
Những trò chơi kích thích bé phát triển
Bé có thể thích thú nhồi bông, cả con cỡ lớn lẫn con cỡ nhỏ. Đồ chơi được yêu thích khác là quả bóng, cốc, bát nhựa xếp chồng... Nếu em bé của bạn có 1-2 món đồ chơi yêu thích, bạn sẽ nhận thấy quan niệm “dễ dàng như lấy kẹo từ một em bé” không còn đúng, bởi bé sẽ giữ chặt lấy thứ mà bé yêu thích.
Ngọc Huê
- Sự phát triển của bé 6 tháng tuổi (08:07:00 19/01/2012)
- Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi (08:36:00 18/01/2012)
- Sự phát triển của bé 4 tháng tuổi (08:35:00 17/01/2012)
- Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi (00:05:00 16/01/2012)
- Sự phát triển của bé 2 tháng tuổi (08:24:00 13/01/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |