- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Sự phát triển của bé 12 tháng tuổi
Từ mốc tuổi này, bé sẽ sớm biết đi. Do ngày càng trở nên năng động nên bé tham gia vào nhiều hoạt động.
>> Vui chơi với bé 6-12 tháng tuổi
Giao tiếp với con bây giờ là hai chiều, thay vì đơn thuần là từ phía mẹ như trước kia. Nếu bạn hỏi bé: “Mũi con đâu?”, bé có thể chỉ ngón tay vào mũi của mình để đáp lại mẹ. Do hiểu biết ngày càng tốt nên bạn có thể dạy con cách cư xử, chẳng hạn nói “Con xin” hay chào tạm biệt. Bạn cũng có thể thuyết phục con cùng mẹ dọn dẹp đồ chơi xong.
Những hoạt động mà bé yêu thích
Bây giờ bé đã nhặt tốt những đồ vật nhỏ bằng tay của mình nên bé thích những hoạt động giúp tăng cường cơ tay, cơ chân. Bé vẫn có thể thích giải trí bởi các hoạt động yên tĩnh hơn một vài phút nhưng trò chơi ưa thích của bé lúc này có thể ồn ào hơn trước.
Bé thích đẩy, ném và gõ tất cả mọi thứ. Bé có thể đưa cho mẹ một đồ chơi, trong khi tay bé cũng đang cầm một món đồ chơi để cùng mẹ bỏ đồ chơi vào thùng chứa rồi nhặt chúng ra ngoài. Bé thích đặt thứ nhỏ bé bên trong một thứ lớn hơn.
Bạn có thể chọn một cái hộp bìa và những đồ nhựa nhẹ, bé sẽ thích mở hộp để khám phá những thứ bên trong hộp.
Khi bé lười ngủ ngày
Một vài giấc ngủ ngắn trong ngày (thường là ban sáng và ban trưa) của bé khiến mẹ có chút thời gian nghỉ ngơi và giữ sức khỏe. Tuy nhiên khi gần đến sinh nhật đầu tiên, bé bắt đầu chống lại những cữ ngủ ngắn trong ngày. Tính độc lập ngày càng tăng khiến bé thích chơi hơn thích ngủ.
Nên duy trì thói quen trước giờ ngủ trưa ở bé như kể chuyện, hát ru... Điều này có thể giúp phát tín hiệu cho bé là đã đến lúc cần đi ngủ. Thậm chí, nhiều bé thích ngủ với bà như một thói quen, chứ không phải với mẹ (do mẹ phải đi làm).
Để chào tạm biệt dễ dàng hơn với con
Nỗi sợ khi phải xa mẹ lớn hơn trong bé những tháng gần đây. Điều này là tự nhiên, bởi cảm giác yêu thương và phụ thuộc vào mẹ khiến bé buồn rầu khi mẹ rời đi. Để làm dịu nỗi sợ này trong bé, nếu bạn phải đi ra ngoài vào buổi tối, nên để bé chơi với ông bà, bố hay người trông bé ít phút trước khi bạn rời đi. Nếu bé phát hiện ra mẹ, nên ôm con để nói lời tạm biệt và không kéo dài thời gian chia tay. Những giọt nước mắt của bé sẽ giảm dần sau khi mẹ đã khuất tầm nhìn của bé.
Để rèn tính độc lập cho con, đừng sợ để bé đi trước mẹ vài bước trên vỉa hè hoặc để bé tự chơi ít phút, khi mẹ vẫn để mắt tới con từ phòng bên. Với bé độ tuổi này, mọi thứ trong nhà cần được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bé.
Bập bẹ ở bé
Bé bập bẹ nhiều hơn những chuỗi âm thanh ngắn. Bé cũng có thể như đang cố gắng cho mẹ biết một thứ gì đó. Bây giờ, bé có thể biết trả lời những câu hỏi đơn giản hoặc làm theo yêu cầu của mẹ, đặc biệt nếu mẹ chỉ cho bé phải làm thế nào. Ví dụ, nếu bạn hỏi: “Tóc mẹ đâu?” rồi bạn chỉ tay lên đầu mình và trả lời: “Tóc mẹ đây”. Hoặc thử yêu cầu: “Cầm thìa nhựa lại đây cho mẹ” và chỉ tay vào thìa nhựa đặt trên bàn. Bé cũng có những cử chỉ của riêng mình, chẳng hạn lắc đầu hàm ý là không đồng ý.
Giúp bé hiểu và sử dụng ngôn từ
Nên giúp bé cách kết nối giữa đối tượng và tên của nó. Bạn làm điều này thường xuyên thì vốn từ vựng của bé sẽ được cải thiện. Vì vậy, nên tích cực nói chuyện với bé. Đếm số bậc cầu thang khi bạn leo lên, chỉ ra màu sắc của rau quả ở siêu thị, đọc cho bé nghe và yêu cầu bé chỉ vào tên đồ vật quen thuộc, cho bé chọn giữa hai thứ, hỏi xem bé muốn mặc áo màu đỏ hay màu nâu, hỏi xem bé muốn chơi với khối hình vuông hay hình tròn... Bé có thể chưa trả lời được nhưng về sau này, sự hiểu biết của bé có thể làm mẹ ngạc nhiên.
Bé đi bộ được
Đôi khi, trong tháng này hoặc sang tháng sau, một số bé chập chững những bước đầu tiên. Nhưng nếu bé vẫn chưa biết đi trong vài tháng nữa, bạn cũng đừng vội lo.
Ngọc Huê
- Sự phát triển của bé 11 tháng tuổi (09:14:00 31/01/2012)
- Sự phát triển của bé 10 tháng tuổi (10:46:00 29/01/2012)
- Sự phát triển của bé 9 tháng tuổi (17:52:00 25/01/2012)
- Sự phát triển của bé 8 tháng tuổi (14:05:00 23/01/2012)
- Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi (08:47:00 20/01/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |