Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

5 nguyên nhân bé hay nôn

07:33:40 27/07/2011

Hầu hết các bé đều bị nôn hoặc trớ một ít sữa sau khi được vỗ ợ hơi. Điều này không có gì phải lo lắng.

Nếu bé nôn thường xuyên hoặc nôn với số lượng lớn thì có thể vì một số lý do sau:

1. Trào ngược

Hay còn gọi là chứng trào ngược dạ dày, thực quản. Các bé thường bị trào ngược do van cơ (ở cuối đường ống dẫn thức ăn, có chức năng giữ thức ăn trong dạ dày) chưa hoàn thiện. Điều này thường do bụng của bé no, thực phẩm và axit có thể chạy trở lại đường ống dẫn thức ăn.

Trào ngược còn có thể khiến bé bị trớ sữa sau khi bú hoặc bị nấc. Hoặc khi bé ho, sữa (hay thức ăn) cũng có thể xuống “sai đường”. Trường hợp này phần lớn cũng là bình thường với em bé của bạn và không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp nghiêm trọng hơn của trào ngược có thể làm bé thường xuyên bị nôn sau khi ăn, khiến bé khóc và ho rất nhiều.

Nếu em bé của bạn ăn uống không tốt và có vẻ khó chịu, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể kê toa một chất làm đặc thức ăn, có thể thêm vào sữa mẹ hoặc sữa công thức hoặc thuống kháng axit.

 

2. Dị ứng hoặc không dung nạp sữa

Dị ứng có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bé phản ứng với protein trong sữa mẹ hoặc sữa bột. Còn không dung nạp nghĩa là bé gặp khó khăn trong việc tiêu hóa protein có trong sữa. Nếu con bạn bị dị ứng hoặc không dung nạp sữa, bé có thể bị nôn sau khi ăn. Các dấu hiệu này có thể rất giống với trào ngược. 

Em bé của bạn cũng có thể mắc bệnh chàm, đau bụng , tiêu chảy hoặc táo bón và không đạt trọng lượng đủ (không phát triển mạnh) nếu bị dị ứng hay bất dung nạp protein có trong sữa.

Nếu bạn lo lắng con bạn bị dị ứng hoặc không dung nạp đạm trong sữa, hãy hỏi bác sĩ về việc cắt giảm sữa bò trong chế độ ăn uống của người mẹ đang cho con bú. Hoặc nếu bé ăn sữa công thức, nên đổi cho bé sang loại sữa ít gây dị ứng.

3. Virus trong dạ dày

Nếu bé đột ngột bị nôn, bé có thể mang một loại virus như viêm ruột, viêm dạ dày, thường kèm theo tiêu chảy. Hãy đưa bé đi khám nếu bạn nghi ngờ con nhiễm virus trong dạ dày. Một số loại virus có thể được điều trị bằng kháng sinh.

Nôn trớ và tiêu chảy có thể khiến bé bị mất nước. Điều quan trọng là cần bù nước cho bé. Để làm điều này, có thể cho bé uống từng ngụm nước bù điện giải, cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tránh cho bé uống nước quả hay đồ uống có gas.

4. Hẹp môn vị

Đây là tình trạng hiếm, có thể xuất hiện ở bé chỉ vài tuần tuổi. Hẹp môn vị khiến bé nôn liên tục trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Hẹp môn vị xảy ra vì các cơ (điều khiển van từ dạ dày vào ruột) dày lên và không mở đủ để thức ăn đi qua. Hẹp môn vị có thể khắc phục đơn giản bằng phẫu thuật nhỏ. Hãy đưa bé đi khám nếu bạn nghi ngờ con bị hẹp môn vị.

5. Một bệnh hoặc nhiễm trùng

Em bé của bạn bị nôn có thể do nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Bạn có thể quan sát các dấu hiệu khác của bệnh, chẳng hạn: bị sốt, mất cảm giác ngon miệng, dễ bị kích thích, phát ban, ho, nghẹt mũi… Nôn trớ có thể là một trong những dấu hiệu của cúm, sốt ban đỏ, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng tai hoặc bệnh nghiêm trọng như viêm màng não. Hãy đưa bé đi khám nếu bé bị nôn kèm triệu chứng khác.

 Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo