- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Táo bón ở mẹ sau sinh
Táo bón ở mẹ là điều khá bình thường sau một vài ngày sinh nở.
>> 'Kiêng' sau sinh
Nếu bạn và em bé vẫn còn ở trong viện, bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh ở đó. Cộng với việc ngại đi tiêu do vết khâu sau sinh con càng làm gia tăng chứng táo bón cho bạn.
Các lý do thể chất khác khiến người mẹ sau sinh dễ mắc táo bón:
- Mức độ cao của hormone progesterone còn sót lại trong thai kỳ có thể gây “táo”.
- Hệ tiêu hóa của bạn “ì ạch” đáng kể sau khi sinh con.
- Bạn có thể dùng thuốc giảm đau khi chuyển dạ, chẳng hạn như pethidine... Các loại thuốc có thể làm chậm hoạt động của ruột.
Hệ tiêu hóa của bạn có thể bị ảnh hưởng do:
- Bác sĩ sử dụng kẹp forcep trong quá trình chuyển dạ.
- Bạn đã có con trước đó.
- Bạn đang uống viên sắt hoặc thuốc chống trầm cảm – cả hai có thể gây táo bón.
- Do ảnh hưởng từ các mũi khâu.
Đi tiêu không làm tổn thương các mũi khâu
Nhớ rằng, lo lắng có thể khiến bạn khó đi tiêu hơn. Hãy thư giãn và đánh lạc hướng bản thân bằng cách đọc một cuốn sách hoặc một tờ tạp chí khi bạn đang ở trong toilet.
Để tránh táo bón
Bắt đầu ăn và uống thường xuyên sau khi sinh. Hãy thử các loại thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là hoa quả và uống đủ nước. Nước sẽ làm phân mềm và dễ bị đẩy ra ngoài hơn. Bầu không khí ở các bệnh viện thường rất khô và bạn có thể dễ dàng bị mất nước mà không nhận ra.
Cho con bú cũng có thể làm bạn mất nước; vì thế, bạn càng phải uống đủ nước. Nên đi dạo một chút vì nếu ngồi hoặc nằm lâu, bạn càng dễ bị táo bón.
Nếu cảm giác buồn đi tiêu, đừng cố nín. Hãy thoải mái khi ở toilet (nhiều người mẹ e ngại toilet bệnh viện). Khi ngồi, nâng cao gót chân, giữ cho ngón chân trên sàn. Đầu gối nên để cao hơn so với hông của bạn. Nếu có thể, hãy đặt chân lên một chiếc ghế thấp. Điều này khiến đầu gối được nâng cao. Nghỉ ngơi khủy tay trên đầu gối. Tư thế ngồi dễ đi tiêu tương tự ngồi xổm. Một số mẹ thấy dễ đi tiêu bằng bô hơn là ngồi toilet.
Khi đã ‘gắng’ mà vẫn không ‘đi’ được
Rặn không giúp giảm táo bón mà còn làm bạn bị đau. Hãy thử:
- Ăn cái gì đó hoặc uống một cốc nước quả có thể thôi thúc bạn muốn “đi”. Điều này có thể xảy ra 15-30 phút sau đó.
- Đừng ngồi ngay sau khi ăn hoặc uống, đi bộ ngắn giúp ích hơn.
- Hãy nhận biết các tín hiệu khi bạn muốn đi tiêu. Đừng quá bận rộn để bỏ lỡ các tín hiệu.
- Đừng dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón (một số thuốc giảm đau...). Hãy hỏi bác sĩ của bạn về vấn đề này.
- Ăn cơm với rau củ, ăn thêm hoa quả và uống nước.
- Hãy chắc chắn bạn luyện tập mỗi ngày.
- Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có những vết nứt ở hậu môn. Đây là điều có thể làm “táo” nặng hơn.
- Nếu không thể đi tiêu sau 2-3 ngày, hãy hỏi bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng cho bạn.
Ngọc Huê
- Vừa học vừa chơi với bé 1-2 tuổi (14:01:00 24/07/2011)
- Loại bỏ rạn da sau sinh (09:05:00 22/07/2011)
- Học qua trò chơi (6-12 tháng) (14:53:00 21/07/2011)
- Học qua trò chơi (0-6 tháng) (10:14:00 21/07/2011)
- Khuyến khích bé ngồi, bò, đi bộ (00:05:00 21/07/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |