- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
9 lời khuyên chăm con
Gợi ý giúp bạn chăm sóc con nhỏ.
1. Nằm sấp
Nằm sấp là khoảng thời gian vô cùng quan trọng cho kỹ năng vận động của bé. Nằm sấp khi vui chơi giúp bé nhanh biết bò, biết đi sớm hơn, do khả năng cân bằng được rèn luyện. Hãy đặt bé yêu của bạn nằm sấp trên một tấm thảm hoặc thảm đồ chơi mỗi ngày ngay khi bé biết nâng đầu. Bắt đầu 4 lần một ngày, mỗi lần một vài giây cho đến vài phút, thời gian nâng dần khi bé nhiều tuổi hơn.
2. Nhìn vào mắt con
Hãy lại gần em bé của bạn để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt bạn trong khi bạn nói chuyện, vui cười với con. Bạn càng nhìn con chăm chú khi bé nhìn chăm chú và nói chuyện với bé thì bé càng muốn “ê a” với bạn nhiều hơn nữa. Điều này giúp xây dựng các kết nối trong bộ não, thúc đẩy giải phóng các hormone endorphin hạnh phúc. Đồng thời, khuyến khích sự phát triển toàn diện cho bé.
3. Đơn giản khi chăm sóc da bé
Rất nhiều sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm nhưng lại không tốt cho làn da mỏng manh của bé. Hãy tránh dùng xà phòng và hạn chế kem dưỡng ẩm ở mức cần thiết. Nếu em bé bị khô da, nhất là trong những ngày hanh khô, có thể thoa kem giữ ẩm một vài lần mỗi ngày. Khi thay tã cho con, chỉ cần dùng bông y tế hoặc khăn mềm, cộng với nước ấm để vệ sinh là đủ.
4. Cùng đọc với con từ sớm
Khi em bé được 6-8 tuần tuổi, bạn chọn một cuốn sách đơn giản với ngôn từ rõ ràng, có hình minh họa để đọc cho bé. Có thể chọn cuốn sách mà bạn thích bởi bạn sẽ đọc cho bé nghe trong một thời gian dài mà không chán. Nghiên cứu cho thấy, đọc sách có tác dụng tích cực trong phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội.
5. Thư giãn và chữa bệnh
Nếu bé của bạn bị đầy hơi hoặc có sự thay đổi trong phân của bé, bạn hãy massage bụng nhẹ nhàng cho con. Thử vận động hai chân của bé như người đi xe đạp, uốn cong chân của con về phía bụng rồi trở lại.
Dạ dày của bé cực kỳ nhạy cảm trong 3 tháng đầu tiên và những kỹ thuật đơn giản này giúp bé “xì hơi” tốt và không gây khó chịu.
6. Học lẫy
Khi bé yêu 3-4 tháng tuổi, đặt bé lên nằm ngửa trên chiếu và nhẹ nhàng xoay bé theo thế lật úp xuống từ phía bên này rồi đổi lại theo hướng bên kia. Bạn hãy vỗ tay và làm cho nó trở thành điều thú vị. Học lẫy là một phần quan trọng để học bò. Do đó, bằng cách khuyến khích con bạn lẫy tức là bạn đã giúp đỡ bé phát triển tổng thể.
7. Các va chạm
Hãy massage nhẹ nhàng với dầu hạnh nhân cho con và coi đó là một phần của những thói quen hàng ngày. Cần chọn thời gian khi bé thư giãn và nghỉ ngơi để massage từ trên ngực tới các ngón chân cho bé.
Bạn đừng lo mình massage sai cách bởi bất kỳ tiếp xúc làn da nào giữa mẹ và bé đều có những giá trị đặc biệt. Massage là cách tuyệt vời để kích thích hệ thống miễn dịch cua bé, giúp hệ tiêu hóa lưu thông và thoát khỏi chướng bụng. Ngoài ra, nó cũng là một hoạt động liên kết tình cảm đáng yêu.
8. Ngồi
Khoảng 5-6 tháng tuổi, có thể đặt bé yêu của bạn ngồi trên sàn với hai chân ở vị trí chữ V. Nhiều bé có xu hướng co hai chân lại khi ngồi và như thế rất dễ bị ngã. Đặt hai chân bé ở vị trí chữ V với món đồ chơi ở giữa sẽ giúp bé tập trung để cân bằng. Bạn có thể làm điều này một vài phút, vài lần mỗi ngày. Trong một tuần, em bé sẽ có khả năng cân bằng tốt hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần voàng tay đỡ eo của bé để bé không bị ngã nhưng đừng ôm con quá chặt.
9. Học đi
Khi bé yêu bắt đầu cố gắng di chuyển trên bụng mẹ, hãy đặt chân của bé xuống để bé có thể đẩy về phía trước.
Hãy tự hỏi mình vảo cuối mỗi ngày: “Hôm nay mình đã làm được gì cho bản thân?”. Đây có thể là điều đơn giản như đi bộ, uống một ly sinh tố thơm ngon hoặc đọc một bài báo hấp dẫn, đọc sách hay gửi email cho một người bạn.
“Tôi khuyến khích người mẹ nên tìm cách thư giãn mỗi ngày” – Karen (chuyên gia sức khỏe phụ nữ Mỹ) gợi ý. Đó không phải điều gì ích kỷ, đó là cách tự chăm sóc. Bạn không thể chăm sóc con tốt nếu bạn luôn mệt mỏi và chán nản.
Karen cũng nhấn mạnh, bạn không nên quá cầu toàn trong vai trò làm mẹ. Nếu bạn không hoàn thành tốt một việc gì đó, đừng vội lo lắng, hãy tận hưởng từng khoảnh khắc vui vẻ bên con. Hãy tin vào bản năng làm mẹ tốt của mình, nếu nghi ngờ, hãy đặt câu hỏi và chắc chắn, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ cần thiết.
Ngọc Huê
- Màu sắc, hình dạng phân ở bé sơ sinh (08:21:00 22/06/2011)
- Những bệnh ở bé về đêm (09:17:00 21/06/2011)
- Du lịch với bé bằng ôtô (09:49:00 20/06/2011)
- Cho con bú khi ngực nhỏ (08:44:00 20/06/2011)
- Chọn bàn chải cho bé mới mọc răng (11:19:00 17/06/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |