- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Giảm táo bón cho bé
Gợi ý giúp cha mẹ tìm hiểu nguyên nhân khiến bé bị táo bón và làm thế nào để giảm nhẹ vấn đề này...
Yếu tố gây táo bón ở bé
Táo bón ở bé có thể bắt nguồn từ thay đổi trong chế độ ăn, chẳng hạn:
- Đổi từ bú mẹ sang bú bình.
- Đổi sang sữa công thức khác.
- Từ sữa sang thức ăn dặm.
Đó là lý do vì sao táo bón lại phổ biến trong thời gian cai sữa.
Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn không đi tiêu mỗi ngày hoặc căng thẳng khi đi tiêu thì không phải lúc nào cũng do “táo”. Táo bón chỉ là vấn đề nếu bé đi tiêu rất khó. Tiến sĩ Lowri Kew (người có kinh nghiệm về táo bón ở bé) cho biết: “Các bé thường căng thẳng hoặc đôi khi quấy khóc mỗi lần đi tiêu, mặc dù không nhất thiết là bị táo bón. Nhưng nếu con bạn ‘đi’ từng viên như phân thỏ, cứng và dường như bị đau thì có thể bé đang bị táo bón. Táo bón càng tăng nếu bé bú bình”.
Nhận biết bé không bị ‘táo’
Nếu bé bú bình, phân có màu tối và cứng hơn. Nếu bé bú mẹ, bé có thể làm bẩn tã ngay sau mỗi cữ bú hoặc chỉ đi tiêu mỗi tuần một lần. Nếu bé đã ăn dặm, bé có thể đi tiêu một vài lần một ngày hoặc một lần mỗi 2-3 ngày.
Bạn sẽ sớm biết lịch đi tiêu ở bé và phát hiện được thay đổi. Miễn là bé không khó chịu, không bị chướng bụng, không nôn bất thường và mỗi lần đi tiêu đều dễ dàng..
Lời khuyên từ chuyên gia
Để ngăn chặn táo bón cho bé, điều quan trọng là cho bé bú đủ, uống nước quả pha loãng (với bé ăn dặm), cho bé ăn đủ chất xơ. “Một số bé không uống đủ nước. Trong khi bé khác không nhận đủ chất xơ” – chuyên gia Eileen Nolan giải thích.
Để nhận biết loại đồ ăn nào giàu chất xơ không khó, vì bạn có thể quan sát bằng mắt. Bạn dễ dàng nhìn thấy sợi xơ trong một số thực phẩm, chẳng hạn những sợi xơ trong một múi cam. Các loại thực phẩm giàu chất xơ đều có “da” bao bên ngoài như các loại đậu đỗ, đậu Hà Lan, ngô…
Bạn cũng có thể:
- Kiểm tra hướng dẫn trên hộp sữa công thức.
- Nhẹ nhàng massage bụng cho bé theo kiểu đi xe đạp.
- Nếu bé hơn 6 tháng, nên xay nhuyễn hoa quả và cho bé ăn thêm phần cái.
>> Phân loại và điều trị táo bón
Ngọc Huê (Theo Madeformum)
- 9 cột mốc chính dưới 2 tuổi (10:00:00 18/02/2011)
- Ngăn ngừa virus noro (09:42:00 17/02/2011)
- Cách giảm viêm vú tự nhiên (08:31:00 16/02/2011)
- Điều cần biết về vắt sữa (09:14:00 15/02/2011)
- Giảm đau khi bé cắn ti mẹ (00:56:00 14/02/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |