- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Bỏng vì miếng dán làm ấm cơ thể
Chị Nguyễn Thúy An (577 Thụy Khuê, Hà Nội) thường bị chứng cóng chân mùa đông. Thấy có sản phẩm miếng dán làm ấm cơ thể, chị An đã tích cực áp dụng phương pháp làm ấm này.
Tuy nhiên, một lần chị dùng miếng dán bên ngoài lớp tất giấy và đi đôi giày cao cổ có lót lông bên trong, nhưng chỉ được hơn 1 tiếng sau chị có cảm giác nóng rát gan bàn chân. Sức nóng càng lúc càng bỏng rát khiến chị phải tháo giầy, tất ra xem thì thấy gan bàn chân đỏ rát như bị bỏng ở chỗ đặt miếng dán. Đem sự việc này hỏi người bán hàng, chị An được giải thích rằng, do chị dán vào lớp tất quá mỏng, lại ủ chân nhiều tiếng trong giày kín và ấm làm miếng dán tỏa nhiệt cao, khiến lớp da mỏng dưới gan bàn chân bị bỏng. Điều này cũng tương tự như cảnh báo sử dụng sản phẩm là tuyệt đối không dán khi đi ngủ, vì đắp chăn quá ấm có thể làm miếng dán gia tăng nhiệt độ.
Bột sắt là kim loại dùng để tạo nên phản ứng oxy hóa khi có nước và không khí. Bạn chỉ cần bóc miếng dán ra khỏi bao bì là miếng dán đã bắt đầu nóng lên. Vì việc bóc miếng dán đồng nghĩa với không khí sẽ lọt vào các khe hở và thành phần nước có sẵn trong đó sẽ tạo nên phản ứng. |
Nguy cơ tăng nhiệt đột ngột
KS. Nguyễn Dũng phân tích thêm, thông thường ở các phản ứng oxy hóa bột sắt sẽ cho nhiệt độ nóng khác nhau. Tùy vào các mức độ các chất có trong đó sẽ tạo nên nhiệt độ từ vài chục độ trở lên, tức là ở ngưỡng nhiệt từ bình thường đến nóng đỏ, thậm chí có thể gây cháy đồ dùng hoặc gây bỏng cho người sử dụng.
Tuy nhiên, vì dung tích miếng dán nhỏ và ít nhiên liệu nên nhiệt độ chỉ khống chế ở mức độ đủ làm ấm cơ thể. Ngoài ra, nhà sản xuất có thể cho thêm các chất giảm mức độ cháy hoặc làm chậm quá trình oxy hóa, khiến cho sản phẩm giữ được nhiệt độ ấm lên đến hơn 10 tiếng đồng hồ.
Chị Nguyễn Thanh Hằng (số 6 Đội Nhân, Hà Nội) chuyên kinh doanh trực tuyến các sản phẩm cá nhân của Nhật Bản cho biết, miếng dán sinh nhiệt có thể đạt nhiệt độ 50-63°C, với thời gian giữ ấm trong vòng 12-15 tiếng. Chị Hằng khuyến cáo người sử dụng tuyệt đối không dán trực tiếp lên da; không dán khi đi ngủ vì nhiệt độ miếng dán khi bị ủ nóng sẽ tăng cao, dễ gây bỏng da.
KS. Nguyễn Dũng cũng khuyên rằng, đối với các bé, không nên dùng miếng dán có nhiệt độ cao vì có thể bị bỏng do da mỏng và khó có thể phản ứng xử lý nhanh khi cảm thấy nóng quá.
Theo Khánh Hiền
Khoa Học Đời Sống
- 2 món canh làm ấm mùa lạnh (09:55:00 27/12/2011)
- Bánh chocolate trắng cho mùa Noel (09:14:00 23/12/2011)
- Bún tôm nướng và thịt nướng (08:12:00 20/12/2011)
- Cá điêu hồng hấp tương (09:54:00 19/12/2011)
- Thức ăn, đồ uống tránh dùng khi đói (15:31:00 16/12/2011)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |