Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phòng bệnh về mắt khi bơi

16:16:30 03/06/2008

Mùa hè oi bức, không gì thoải mái hơn được ngâm mình trong bể nước trong vắt, mát mẻ sau một ngày dài làm việc. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý nhé, nếu không, “cửa sổ tâm hồn” của bạn có thể bị kèm nhèm nếu không biết cách vệ sinh mắt sau bơi.

Bạn thử hình dung nhé, mỗi buổi chiều, bể bơi đón hàng trăm lượt khách, hầu như bể bơi nào cũng bị quá tải và tất nhiên, sẽ không thể nói tới sự vệ sinh, sạch sẽ của nước hồ bơi.

Vì thế khi đi bơi, nước hồ bơi tràn vào mắt có thể kèm theo các vi khuẩn gây bệnh về mắt, trong đó viêm kết mạc là phổ biến nhất.

Viêm kết mạc từ hồ bơi thường do vi rút gây ra và dễ lây lan trong nước. Khi bị “dính” vi rút này từ nước hồ bơi, ngay lập tức mắt sẽ đỏ lên. Dấu hiệu này gặp ở rất nhiều người sau khi bơi xong, tuy nhiên, phần lớn trong số họ rất chủ quan, cho rằng là do nước và sẽ mất sau vài tiếng.

Thực tế, đây là một trong những biểu hiện của bệnh viêm kết mạc: mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt...

BS Vũ Tuệ Khanh, khoa Kết – Giác mạc bệnh viện Mắt T.Ư cho biết: Nhiều người bệnh chủ quan vì thời gian đầu bệnh không ảnh hưởng đến thị lực nhưng khi có tổn thương trên giác mạc, tùy vào mức độ, thị lực sẽ giảm sút. Nếu bệnh nhân không khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa sẽ dễ dẫn đến bội nhiễm hoặc viêm loét giác mạc, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng là sẹo giác mạc và gây mù.

Hiếm gặp hơn, nhưng cũng có nguy cơ xảy ra, đó là bệnh lậu mắt. Mắt sẽ bị viêm đỏ, chảy mủ nếu bị vi trùng lậu rơi vào mắt. Vi khuẩn gây bệnh lậu có thể lây qua môi trường nước hồ bơi. Vì thế, nếu chẳng may, trong hàng trăm người dưới bể có một người mắc bệnh sẽ là nguồn lây bệnh cho những người khác.

Tuy nhiên, không vì thế mà bạn quá lo lắng. Căn bệnh này chỉ có khả năng lây lan ở những nguồn nước không đảm bảo, không được sát trùng thường xuyên. Nhưng bạn cũng cần thận trọng, lựa chọn hồ bơi đảm bảo, vì trên thực thế, phần lớn nước hồ bơi thường khó đảm bảo độ sát khuẩn, nhất là vào cuối buổi. Hơn nữa lượng người bơi càng lớn thì chất thải trong nước càng nhiều, chất lượng nước càng bị giảm đi.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó GĐ BV Nhi T.Ư cho biết: Để giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt khi bơi, nhất là với trẻ con, tốt nhất là nên đeo kính mắt khi bơi. Khi bơi xong, nên dùng nước muối sinh lý Natriclorid 0,9% nhỏ vài giọt vào mắt, hoặc tự pha nước muối loãng vào chậu nước sạch, ngụp mặt vào và chớp chớp mắt để vệ sinh mắt. Sau đó, dùng bông gòn sạch, khăn sạch thấm, lau khô mắt. Tuy nhiên, biện pháp này cũng không phòng được triệt để, mà chỉ giảm nguy cơ.

Vì thế, quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi người trong việc phòng bệnh cho cộng đồng. Vì thế, đang bị mắc các bệnh về mắt như viêm kết mạc, bị bệnh lậu, bị bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào… tốt nhất không nên đến hồ bơi để phòng lây bệnh cho người khác.

Theo Dân Trí

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo