- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Thời điểm uống thuốc
Thời gian là một yếu tố quan trọng tác động tới hiệu quả của thuốc. Hơn 60 loại thuốc được cho thấy sẽ hiệu quả hơn khi uống vào các thời điểm nhất định trong ngày.
Chẳng hạn, khi được dùng để điều trị bệnh viêm khớp mãn tính (osteoarthritis), ibuprofen sẽ hiệu quả nhất khi được uống từ giữa trưa tới 3 giờ chiều. Nhưng nếu bạn bị viêm khớp mãn tính tăng dần (rheumatoid arthritis) thì tốt hơn nên uống sau khi ăn tối.
Một số liều thuốc chữa ung thư cũng tốt hơn tới 4 lần nếu được uống vào buổi sáng thay vì buổi tối, trong khi những liều thuốc hạ cholesterol tốt nhất là nên uống vào lúc trước khi đi ngủ.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học New York, Mỹ, cho biết tất cả là đều phụ thuộc vào đồng hồ sinh học của chúng ta, bị điều khiển bởi vùng liên quan tới thân nhiệt, đói, khát... trong não, quyết định khi nào thì chúng ta mệt mỏi.
Vùng não này cũng kiểm soát hơn 100 chức năng khác của cơ thể, bao gồm thân nhiệt, sự sản xuất hoóc môn, huyết áp, sự tỉnh táo và hệ miễn dịch. Đỉnh điểm của mỗi hoạt động này thay đổi trong vòng 24h.
Vậy đâu là thời điểm thích hợp nhất để uống thuốc điều trị căn bệnh của bạn? Sau đây là lời khuyên của các nhà nghiên cứu.
7h: Huyết áp cao
Huyết áp thường lên đến đỉnh điểm vào buổi sáng, bệnh nhân sẽ có lợi hơn khi uống thuốc ngay từ sáng sớm.
Trưa: Viêm khớp mãn tính
Do bệnh nhân thường cảm thấy đau hơn vào ban đêm và ít hơn vào ban ngày, nên uống thuốc từ trưa sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nặng hơn.
15-16h: Hen suyễn
Tình trạng thường tồi tệ vào ban đêm, và sự suy giảm chức năng phổi có thể lên tới 50%. Liều thuốc vào buổi chiều sẽ có tác dụng bảo vệ hiện tượng xảy ra vào đêm đó.
16h: Cảm cúm
Cơn sốt và các triệu chứng của cảm thường lên đến đỉnh điểm vào thời gian này, nên tốt nhất là uống thuốc ngay lúc đó hoặc trước một chút.
18-19h: Ợ nóng
Triệu chứng giảm đi 71% ở những bệnh nhân uống thuốc vào chiều muộn so với những ai uống vào buổi sáng.
20h: Viêm khớp mãn tính tăng dần
Các bệnh nhân thường bị đau đớn nhất vào buổi sáng. Uống thuốc sau bữa tối sẽ ngăn chặn hiệu quả cơn đau tăng dần qua đêm.
19-21h: Cholesterol cao
Khi bệnh nhân uống thuốc vào ban ngày, có sự gia tăng đáng kể hàm lượng cholesterol LDL xấu.
19-21h: Sốt mùa hè
Các triệu chứng sốt mùa hè, bao gồm hắt hơi và ngạt mũi, lên đến đỉnh điểm vào buổi sáng. Điều đó có nghĩa là uống thuốc vào buổi tối sẽ giúp điều trị các triệu chứng trong đêm trước khi chúng tăng lên vào sáng hôm sau.
22h: Ung nhọt
Thuốc chống ung nhọt hiệu quả nhất vào thời điểm này. Hàm lượng axit trong bụng thay đổi trong ngày và triệu chứng ung nhọt lên đến đỉnh điểm vào tối và sáng sớm.
Theo VnExpress.net (Daily Mail)
- Chữa bệnh bằng trứng gà (10:18:00 14/05/2008)
- Món ăn tinh tế (16:10:00 13/05/2008)
- Màu sắc của sức khỏe (10:23:00 13/05/2008)
- Lạ với thịt ngựa (07:51:00 13/05/2008)
- Xử lý bệnh mùa nóng (07:51:00 13/05/2008)
|
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |