- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chăm bé ốm đúng cách
Bé 'mắc' bệnh không giống người lớn; cùng một thứ bệnh (cùng do một tác nhân), ở người lớn và các bé bệnh cảnh rất khác nhau. Do đó, không thể lấy kinh nghiệm bản thân để 'suy ra' cho bé.
Đã có trường hợp, bé chết vì nhỏ mũi bằng thuốc của người lớn; có trường hợp bị ngộ độc vì một loại sirô ho người lớn. Một câu nói đã cũ nhưng vẫn còn rất đúng trong nhi khoa: “Các bé không phải là người lớn thu nhỏ”.
Lưu ý khi cho bé dùng thuốc
- Các thứ thuốc trong toa thường được bác sĩ cân nhắc tính toán, phối hợp để có tác dụng tốt nhất vì liều lượng rất quan trọng ở bé. Nếu mẹ tự ý thay đổi thuốc, cho bé uống không đủ liều lượng, bệnh sẽ không khỏi.
- Người mẹ cần xem kỹ thuốc mua và thuốc ghi trong toa. Đã có trường hợp nhà thuốc bán nhầm thuốc vì chữ khó đọc hay tên thuốc na ná giống nhau. Nếu thắc mắc, bạn nên hỏi kỹ trước khi cho bé dùng. Thuốc không rõ tác dụng, thuốc cũ, quá hạn, không rõ liều lượng, không rõ cách dùng thì không nên cho bé dùng.
- Nguyên tắc chung với bé là càng ít dùng thuốc càng tốt. Chỉ nên cho bé dùng thuốc khi thật sự cần thiết. Nếu là thuốc viên, nên cho bé “ăn” hơn là uống. Tán nhuyễn, chấm vào miếng chuối hoặc trộn vào kem, vào sữa chua... để bé dễ nuốt. Cha mẹ đừng cưỡng bức bé uống thuốc viên vì bé có thể bị sặc.
- Với các loại thuốc nhỏ mắt (nhỏ mũi, nhỏ tai...), bạn nên “tranh thủ” nhỏ lúc bé ngủ.
- Thuốc nhét hậu môn có thể gây tiêu chảy cho bé. Do đó, bạn nên ngâm lạnh cho thuốc đặc cứng lại trước khi nhét.
Những lưu ý khác
- Chăm sóc bé khi bị bệnh phải bình tĩnh nhưng từ tốn. Cha mẹ không tỏ ra quá lo lắng, hốt hoảng làm bé sợ hãi thêm. Nếu cha mẹ có cử chỉ, lời nói tự nhiên thì bé mới nghe theo.
- Cho bé chơi các đồ chơi như xếp hình, cắt giấy, xem truyện tranh... sẽ giúp bé quên cơn ốm.
- Tránh kiêng cữ quá mức vì nó có thể làm bệnh kéo dài thêm. Khi bé ốm, muốn mau khỏi, bé cần được thoải mái, dễ chịu. Nếu cứ nhốt bé trong phòng kín bưng, ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo khiến mồ hôi không thoát ra được, da không thở được thì bệnh càng nặng thêm. Bé vẫn cần được tắm rửa sạch sẽ (nước ấm), tránh gió, nhưng phải thoáng khí. Quần áo cho bé cần mát mẻ, thoáng, hút mồ hôi thì bệnh mới mau khỏi.
BS. Đỗ Hồng Ngọc (Phụ Nữ)
- Phòng bệnh hô hấp cho bé khi chuyển mùa (09:02:00 08/10/2009)
- Lưu ý khi dùng sirô trị ho cho bé (08:06:00 07/10/2009)
- Xử trí khi bé bị sốt cao, co giật (09:05:00 06/10/2009)
- Kiên trì vì chiều cao của bé (17:17:00 28/07/2009)
- Chăm bé bị cúm và dấu hiệu nên đưa bé đi khám (10:49:00 24/07/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |