- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Hội chứng "Guillain Barré" ở bé
Chỉ sau 3 ngày bỗng nhiên mệt mỏi, tay chân yếu ớt, bé Dương, 7 tuổi, nhà ở Khánh Hòa đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi, khó nuốt thức ăn. Xét nghiệm dịch não tủy cho thấy, Dương bị chứng viêm thần kinh cấp tính Guillain Barré.
Tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, mẹ Dương cho biết, ngày đầu cháu chỉ bị sốt nhẹ, đau họng; ngày thứ hai tay chân yếu dần, đi tiêu khó khăn gia đình tưởng cháu bị trúng gió nên đã cạo gió nhưng không hết. Sang ngày thứ ba thì cháu không thể đi được nữa.
Cùng mắc hội chứng trên, bé Hữu Khang, 11 tuổi ngụ tại An Giang đang khỏe mạnh bỗng cảm thấy loạng choạng khi bước đi. 24 tiếng đồng hồ sau, bé đã không thể nuốt được thức ăn, tay chân bị liệt, miệng chứa nhiều đàm nhớt do liệt cơ.
Bệnh nhi mắc Hội chứng Guillain Barré đang điều trị tại BV Nhi Đồng 1. Ảnh: nhidong.org. |
Các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, ĐH Y dược TP HCM, cho biết, Hội chứng Guillain Barré được phát hiện từ năm 1916, bệnh hình thành do cơ thể tự sản sinh ra những chất hoặc những tế bào tấn công lại chính các cơ quan bộ phận trong cơ thể.
"Vì một lý do gì đó, cơ thể của bệnh nhân tiềm ẩn sẵn khả năng tự tấn công lại chính mình. Điều này từng thấy ở những bệnh tự miễn dịch khác như: hen suyễn, viêm đa khớp. Ngoài ra, cũng phải kể đến những yếu tố kích động, làm cho căn bệnh đang "ngủ yên" bỗng "trỗi dậy" như sau khi trẻ bị nhiễm trùng hô hấp hoặc tiêu hóa", các bác sĩ lý giải.
Theo các bác sĩ, tai biến thường diễn ra sau vài ngày phát bệnh với biểu hiện rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng thần kinh thực vật. Nặng hơn, bệnh có thể khiến trẻ yếu liệt tứ chi.
"Bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần điều trị. Song nếu không phát hiện và nhập viện sớm để có hướng điều trị đúng, con số tử vong và liệt hẳn cũng có thể lên đến 5%", một bác sĩ cho biết.
Các bác sĩ khuyên, khi thấy trẻ có các biểu hiện: Đi loạng choạng; yếu chân hoặc tay hoặc cả tứ chi; nuốt khó, nuốt sặc, nói khó; thở hổn hển, nên đưa đến bệnh viện sớm để được thăm khám, định bệnh chính xác và điều trị thích hợp.
Theo VnExpress.net
- Cách tăng chiều cao cho bé (09:01:00 20/04/2008)
- Hiểu đúng về hội chứng tự kỷ (09:06:00 18/04/2008)
- Phòng bệnh tả ở bé (08:39:00 18/04/2008)
- Hãy bên nhau vì con cái (08:54:00 17/04/2008)
- Những loại thuốc không nên dùng cho bé (13:57:00 16/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |