- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Hiểu đúng về hội chứng tự kỷ
Bạn có hiểu gì về hội chứng tự kỷ của bé không? Sau đây là những dấu hiệu hiểu lầm về hội chứng tự kỷ.
1- Bé Tự Kỷ không thể tiến bộ được.
Không đúng. Bé Tự Kỷ có rất nhiều tiến bộ, đặc biệt khi việc trị liệu được bắt đầu trong những năm mẫu giáo. Có những yếu tố có thể hạn chế sự tiến bộ, nhưng ít trường hợp không có sự tiến bộ đáng kể. Vì vậy, phụ huynh và giáo viên cần phải biết những phương pháp trị liệu hiện đại để khuyến khích sự tiến bộ trong suốt cuộc đời bé.
2- Bé Tự Kỷ không cười với bạn.
Không đúng. Bé Tự Kỷ có khả năng cười một cách thích hợp, nhưng cũng có thể cười không ngừng và không thích hợp. Một hiểu lầm nữa là những bé Tự Kỷ không có khả năng thể hiện cảm giác. Sự tức giận và bực bội được thể hiện bằng sự bùng nổ trong hành vi. Bé Tự Kỷ có thể có những hạn chế biểu lộ trên nét mặt, nhưng có những lúc bé cười và có những phản ứng phù hợp.
3- Bé Tự Kỷ không biết tỏ lòng thân thiện.
Không đúng. Bé Tự Kỷ cũng có cảm giác như những người khác, nhưng cách thể hiện những cảm giác đó có thể khác biệt. VD: bé bị nhạy cảm về xúc giác, khi được người khác ôm vào lòng có thể gây đau đớn đối với bé. Vì vậy, việc ôm bé vào lòng không phải là cử chỉ thoải mái để tỏ lòng thân thiết.
4- Bé Tự kỷ bị chậm trễ.
Đúng . Nếu bạn hiểu rằng “chậm” nghĩa là chậm trí tuệ, thì câu trả lời là không hoàn toàn đúng. Tự Kỷ xảy ra trên mức độ từ cao đến thấp. Theo một số nghiên cứu, sự chậm phát triển trí tuệ xảy ra ít nhất trong 2/3 của những trường hợp Tự Kỷ, khả năng hiểu và đáp lại những cử chỉ giao tiếp là khá trễ trong các mức độ của bệnh này. Giao tiếp là một điểm cốt yếu để đánh giá và phân biệt Tự Kỷ với những khó khăn khác.
5- Bé Tự Kỷ không biết nhìn vào mặt người khác.
Không đúng . Bé Tự Kỷ có thể nhìn vào mặt người khác, nhưng việc này thực sự rất khó. Có nhiều trường hợp để trị liệu cách nhìn vào mặt, giáo viên đã lặp đi lặp lại “Con hãy nhìn vào mặt cô“. Nhưng những bé không tham gia vào những hoạt động cần thiết nhìn vào mặt người khác. Đôi khi những người “bình thường” cũng không nhìn vào mặt người khác nếu không có một lý do nào đó. Hơn nữa, đối với bé Tự Kỷ, sẽ dễ nghe, dễ hiểu hơn khi không cần phải nhìn vào mặt người khác, vì những kích thích thị giác làm cho họ bị phân tán khả năng nghe hiểu.
6- Bé Tự Kỷ không biết giao tiếp với bạn bè và người lớn.
Không đúng . Sự khó khăn về mặt giao tiếp là một điểm chính của hội chứng Tự Kỷ, vì thế, không lạ gì khi thấy mức độ giao tiếp của bé chưa trưởng thành. Hơn nữa, có sự khác biệt rất lớn giữa giao tiếp với bạn bè và giao tiếp với người lớn. Người lớn tuân theo những luật lệ giao tiếp rất lịch sự và họ là đối tượng giao tiếp an toàn hơn đối với bé. Sự tự động và tự nhiên của bạn đồng lứa có thể làm bé Tự Kỷ sợ hãi. Vì thế, những cuộc giao tiếp với người lớn cần được thiết lập thường xuyên trước khả năng giao tiếp với bạn bè.
7- Không được đánh giá bé tự Kỷ bằng trình độ tiêu chuẩn.
Không đúng . Nhưng trước khi can thiệp vào hoặc trước khi bước vào chương trình đào tạo, câu này đúng. Khi bé cảm thấy thoải mái trong giao tiếp và đáp ứng một cách phù hợp trước một cuộc đánh giá, kết quả sẽ chính xác hơn. Sau khi quen với hệ thống của trường, nhiều bé đáp ứng một cách xác thực với trình độ chuẩn. Những kết quả này có thể đánh giá quá thấp những việc bé có thể làm cho đến giữa chương trình tiểu học, ngay cả đối với những bé bị Tự Kỷ nhẹ. Thay đổi đường lối đánh giá cũng sẽ giúp để có kết quả chính xác hơn.
8- Không thay đổi được những hành vi của bé Tự Kỷ.
Không đúng . Hành vi nhiều lúc là lĩnh vực khó giải quyết nhất đối với phụ huynh và giáo viên. Khi những nhu cầu thần kinh có thể gây ra hành vi, thì những hành vi này có thể được điều chỉnh phù hợp hơn và bớt nguy hiểm. Rất cần hiểu khía cạnh thần kinh của hành vi khi đang thử giải quyết - điều này những chương trình thay đổi hành vi truyền thông đôi lúc sơ xuất. Việc thay đổi hành vi có thể sẽ đem lại hiệu quả.
9- Phải giải quyết những hành vi không phù hợp trước khi có thể bắt đầu luyện tập với bé.
Không đúng . Nếu chúng ta đợi đến khi tất cả hành vi không phù hợp được giải quyết, sự luyện tập sẽ không bao giờ được bắt đầu! Một trong những mục đích chính của trị liệu là điều chỉnh để biến những hành vi không phù hợp trở thành hành vi thích hợp hơn. Trước đây nhiều năm, hành vi lặp lại những câu nói của người khác được điều trị bằng cách che miệng bé. Nghĩa là “Đừng bắt chước lời nói” nhưng bé hiểu cử chỉ này nghĩa là “đừng nói”. Vì vậy, nguyên một thế hệ của người Tự Kỷ bị tập là câm. Rất may mắn, giờ đây chúng ta đã hiểu rằng không nhất thiết tiêu diệt hành vi bắt chước lời nói hoặc một hành vi nào không thích hợp khác; chúng ta chỉ cần điều chỉnh nó thành hành vi thích hợp hơn.
10- Bé Tự Kỷ không để ý đến mọi người và đồ vật trong môi trường xung quanh.
Không đúng. Những bé Tự Kỷ rất quan tâm đến môi trường, nhưng lại phản ứng một cách không mong đợi. bé có thể không nhận ra những điều mà người khác cảm thấy quá rõ nhưng lại nhận ra những điều mà người khác không để ý đến. Nhiều lúc, những giới hạn về giao tiếp cản trở khả năng chia sẻ sự quan sát hay phản ứng về môi trường. Không có gì lạ khi nhận ra bé Tự Kỷ nhớ rất nhiều chi tiết khi trở lại một nơi nào đó lần thứ hai.
Theo bibi.vn (Giáo dục đặc biệt cho trẻ Tự Kỷ)
- Phòng bệnh tả ở bé (08:39:00 18/04/2008)
- Hãy bên nhau vì con cái (08:54:00 17/04/2008)
- Những loại thuốc không nên dùng cho bé (13:57:00 16/04/2008)
- Mặt trái của phấn rôm (09:16:00 16/04/2008)
- Bệnh mùa nóng ở bé (08:03:00 16/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |