- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phòng bệnh tả ở bé
Hiện nay, dịch tả đang hoành hành khắp nơi. Việc phòng tránh dịch tả đang được cả xã hội quan tâm. Tuy nhiên, với đối tượng là bé còn nhỏ, hệ miễn dịch đang còn yếu thì việc phòng ngừa bệnh tả còn là một điều hệ trọng, có thể liên quan tới cả sự sống.
Nguyên nhân gây bệnh tả ở bé có rất nhiều, có thể chia làm hai loại nguyên nhân:
Nguyên nhân thứ nhất : do những nhân tố không lây nhiễm gây ra, như nuôi dưỡng ăn uống không tốt hoặc thời tiết thay đổi đều có thể dẫn đến tháo dạ.
- Tháo dạ do nguyên nhân là vấn đề ăn uống gồm: ăn quá nhiều hoặc quá ít, thành phần thức ăn thay đổi; Bé không thích ứng với việc được cho ăn thêm thức ăn bổ sung.
- Nhân tố thời tiết thay đổi như bé bị nhiễm lạnh gây rối loạn chức năng đường ruột; trời nóng khiến axit dạ dày và men tiêu hoá được tiết ra ít hơn, tiêu hoá không tốt dẫn đến tháo dạ.
Nguyên nhân thứ hai: những nhân tố có tính lây nhiễm, như thức ăn dành cho bé không sạch sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh tả; uống kháng sinh trong thời gian dài khiến cho các vi khuẩn trong ruột hoạt động không nhịp nhàng gây ra tháo dạ; khi bé bị mắc các bệnh như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm tai giữa , nhiễm trùng hệ thống tiết niệu, viêm họng. .. do ảnh hưởng của sốt và độc tố của bệnh đều có thể gây ra tháo dạ.
Phòng tránh đi tả cần chú ý những điểm sau:
1/ Kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ, vừa thuận tiện lại sạch sẽ, tránh không cai sữa vào mùa hè nóng nực.
2/ Việc tăng thêm thức ăn phụ cho ăn thêm cần thực hiện dần dần theo thứ tự, không được tăng đồng thời vài loại thức ăn, ăn ít các thức ăn có nhiều chất béo.
3/ Giữ thực phẩm sạch sẽ, cần định kỳ tiến hành tiêu độc khử trùng ở nhiệt độ cao.
4/ Thực phẩm thức ăn cần tươi mới, không dùng sữa ăn thừa và thức ăn không sạch sẽ.
5/ Tránh tiếp xúc với bé mắc bệnh tả.
6/ Không được để cho bé có thói quen gặm tay.
7/ Khi chơi ở ngoài thời, cần chú ý ăn mặc nóng lạnh vừa độ.
Theo EVA.VN
- Hãy bên nhau vì con cái (08:54:00 17/04/2008)
- Những loại thuốc không nên dùng cho bé (13:57:00 16/04/2008)
- Mặt trái của phấn rôm (09:16:00 16/04/2008)
- Bệnh mùa nóng ở bé (08:03:00 16/04/2008)
- Váy cho bé yêu (11:06:00 15/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |