Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Những loại thuốc không nên dùng cho bé

13:27:50 16/04/2008

Bài viết sau đây xin trình bày về 8 loại thuốc không nên dùng cho bé, nhất là ở nước ta hiện nay, các bà mẹ thường có khuynh hướng tự mua thuốc cho con dùng mà không cần đến toa bác sĩ.

1. Aspirin

Aspirin kích ứng dạ dày gây đau hay gây xuất huyết tiêu hoá ở những đối tượng có tiền sử bị loét dạ dày - tá tràng, nhưng có một biến chứng rất nguy hiểm cho bé khi dùng Aspirin, đó là hội chứng Reye, tuy hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong. Vì vậy, không bao giờ được dùng Aspirin cho bé. Phải luôn chắc chắn các loại thuốc chuẩn bị cho con bạn uống không có chứa Aspirin bằng cách đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc, vì rất nhiều loại thuốc có chứa nhiều chất và trong thành phần đó có thể có Aspirin. Thí dụ như, thuốc Pepto-Bismol có chứa Aspirin.

2. Thuốc chống nôn (ói)

Uỷ ban danh mục dược phẩm và chất độc quốc gia Australia đã khuyến cáo rằng, một nhóm sirô ho và cảm bao gồm cả Demazin và Dimetapp sẽ không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Cơ quan quản lý dược phẩm gần đây đã cho biết những báo cáo từ Mỹ và Anh đã nêu những vấn đề an toàn cần lưu ý nếu sử dụng sirô không hợp lý và quá liều. Phản ứng phụ của trẻ do loại thuốc này bao gồm tâm trạng lo ấu, chứng mất ngủ, ảo giác và sự an thần trầm trọng.

Theo VTV.VN

Không nên dùng những thuốc chống nôn (ói) nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, cũng như không nên quá lo lắng về tình trạng nôn (ói) của bé vì thông thường bé chỉ ói vài lần rồi ngưng, nhưng nếu bé có biểu hiện mất nước điện giải thì cần phải đưa đi khám bác sĩ ngay.

3. Thuốc chỉ dùng cho người lớn

Đừng bao giờ cho bé uống loại thuốc mà bạn đang dùng, cho dù chỉ dùng với liều nhỏ hơn nếu trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc không có liều khuyến cáo cho trẻ em, vì cơ thể chúng chưa phát triển đầy đủ.

4. Thuốc được ghi toa cho một bé khác hay cho một chứng bệnh khác

Có rất nhiều bà mẹ trong lúc bối rối khi con bị bệnh đã dễ dàng nghe theo lời khuyên của một bà mẹ khác, đó là dùng lại chính đơn thuốc trước đó của con bà mẹ kia do có một vài triệu chứng na ná giống nhau, cứ theo đó mua thuốc về dùng cho bé. Hậu quả là không mang lại hiệu quả điều trị mà có khi còn gây nguy hiểm. Vì vậy chỉ nên cho bé dùng thuốc theo toa mà bác sĩ chỉ định cho chính con bạn và không tự dùng lại cho lần sau, vì chưa chắc lần sau con bạn sẽ bị bệnh và mức độ bệnh tương tự như lần trước.

5. Những loại thuốc đã hết hạn sử dụng

Khi mua thuốc, cần kiểm tra kỹ hạn sử dụng thuốc, nên chọn những vỉ thuốc nào in rõ hạn sử dụng chứ đừng lấy những viên lẻ. Nếu mua thuốc để dự trữ ở nhà, nên yêu cầu những hộp thuốc có hạn sử dụng còn dài.

6. Thuốc kết hợp nhiều hoạt chất

Có rất nhiều loại thuốc kết hợp nhiều hoạt chất khác nhau, trong đó có những thành phần không phù hợp với bé. Thí dụ các loại thuốc cảm kết hợp Paracetamol với codein hay với một loại thuốc NSAID khác nhằm tăng cường tác dụng giảm đau. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc khi sử dụng.

7. Các loại thuốc kháng viêm không steroid

Vì các thuốc này thường gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là Ibuprofen nên hầu hết đều được các hãng sản xuất khuyến cáo không sử dụng cho bé dưới 12 tuổi, đề phòng những tác dụng phụ có thể xảy ra, nhất là khi bé đang ói.

8. Các dạng trình bày không thích hợp cho bé

Nhất là đối với dạng viên hay dạng phải nhai nuốt vì có thể gây nguy hiểm cho bé nếu viên thuốc lọt vào đường thở. Vì thế nếu cần sử dụng, nên dùng những loại lỏng như viên hoà tan trong nước hay dạng sirô...

Vì sự an toàn của bé tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng thuốc cho con mình.

Sự hấp thụ cũng như sự đào thải thuốc ở trẻ em mang những đặc điểm riêng:

• Sự hấp thụ một số thuốc ở dạ dày và ruột phụ thuộc vào độ pH, vào thời gian thuốc lưu lại ở ống tiêu hoá. Bé mới sinh chưa tiết acid ở dạ dày, sau 7 ngày mới bắt đầu tiết dịch vị và đến 3 tuổi mới đạt mức bình thường.

• Ở bé mới sinh, thời gian thuốc lưu dạ dày kéo dài 6-8 giờ và phải 2 tháng sau mới đạt mức của người lớn.

• Một số thuốc kháng sinh như Penicilin, Ampicilin có hiệu lực cao với bé sơ sinh. Trái lại, một số loại như Barbiturique, Paracetamol thì bé hấp thu chậm hơn.

• Một đặc điểm giải phẫu là ruột bé dài hơn tương đối so với ruột người lớn, dạ dày và thực quản dốc thẳng. Các đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc và thức ăn.

• Thuốc được chuyển hóa trong cơ thể, sự chuyển hoá được đánh giá bằng sự đào thải qua gan hoặc qua thận. Thuốc bài tiết qua gan phụ thuộc vào sự chuyển hoá nhờ các enzym và phụ thuộc vào dòng máu qua gan. Cả hai yếu tố này đều khác nhau theo lứa tuổi. Chức năng thận ở bé sơ sinh còn chưa được hoàn chỉnh như bé lớn hơn và người trưởng thành. Bề mặt tiểu cầu thận bé sơ sinh chỉ bằng 25% người lớn và mức độ lọc cầu thận chỉ bằng 5%, do đó việc sử dụng các dung dịch còn chậm. Ống thận bé còn ngắn nên sự tái hấp thụ các chất còn ít, cần phải điều chỉnh liều lượng và khoảng thời gian giữa các lần dùng thuốc. Một số thuốc kháng sinh phải giảm bớt liều lượng...

Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia

Theo Sức Khỏe 360

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo