- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Bé kén ăn
Theo một số nghiên cứu khoa học, tình trạng kén ăn rất phổ biến với bé mẫu giáo và tiểu học. Một số biểu hiện kén ăn ở bé bao gồm: chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định, không thích ăn rau, không chịu ăn cá…
Theo Growingkids, có một số lý do như:
Bé có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định nên luôn từ chối nhóm thức ăn này.
Do sở thích riêng của bé nên bé không hứng thú với một số loại thức ăn nhất định.
Do mùi vị thức ăn khiến bé khó chịu. Chẳng hạn ăn trứng hay ăn cá bé thấy có mùi tanh.
Do bé bị đau bụng với khi sử dụng đồ ăn này trước đó. Vì vậy, bé sợ lần này ăn tiếp cũng sẽ bị đau bụng như vậy.
Do bé bị các vấn đề về răng miệng.
Xử trí với bé kén ăn
Nếu có thể, bạn hãy sử dụng một lượng nhỏ loại thức ăn mà bé ghét trộn lẫn với nhóm ngũ cốc chính là cơm, cháo, bánh mì… Ví dụ, bạn có thể nấu cháo với một chút cá để bé không phát hiện ra. Dần dần, khi bé quen rồi, bạn sẽ dễ dàng tăng thêm liều lượng mà không lo sợ bị bé từ chối.
Cho bé dùng đa dạng thực phẩm. Đối với những món bé thích hay không, bạn chỉ nên cho bé dùng ở mức độ vừa phải. Điều này khiến bé ngon miệng lại không phí phạm thức ăn.
Gợi ý để bé cùng tham gia đi chợ, phụ giúp bạn chế biến thức ăn. Những lúc thế này, bạn có thể nói chuyện với bé về các chất bổ dưỡng hoặc kể những câu chuyện sinh động liên quan đến các loại thực phẩm hàng ngày.
Bạn nên tạo thêm lý thoải mái, vui vẻ chứ không nên ép bé ăn. Để cho bé thoải mái ăn uống theo nhu cầu sẽ khiến bé dễ hấp thu dưỡng chất.
Khuyến khích bé ăn nhiều rau xanh và hoa quả bằng cách luôn luôn dự phòng một số loại hoa quả như cam, nho, lê, chuối… để bé có thể sử dụng.
Chế tạo những món ăn hấp dẫn, đẹp mắt để kích thích bé ham ăn. Chẳng hạn, bạn có thể tạo hình chú chim từ carrot và trứng luộc hoặc cho vài lát chanh tươi vào nước hoa quả.
Khuyến khích bé thử thức ăn mới bằng cách bạn cắn thử một miếng trước và yêu cầu bé thực hiện theo.
Trường hơp cần bác sĩ
Bạn nên nhanh chóng nhờ đến sự trợ giúp của các bác sỹ hay chuyên gia dinh dưỡng nếu bé kén ăn trong thời gian dài và xuất hiện các dấu hiệu sau:
Bé liên tục bị sút cân, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Bé gặp các vấn đề về răng miệng, bị đau khi nhai hay nuốt thức ăn.
Bé bị đau bụng, nôn trớ sau khi ăn một số loại thực phẩm nhất định.
Bé chảy nước dãi liên tục khi ăn.
Bé ăn rất ít và không tỏ ra hứng thú với bất kỳ một loại thức ăn đặc biệt nào.
Về cơ bản, kén ăn là tình trạng tương đối phổ biến với các bé ở tuổi mẫu giáo hay những năm đầu của bậc tiểu học. Nếu việc này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng, phát triển của bé. Bạn có thể yên tâm vì trên 10 tuổi, bé sẽ ăn uống đều đặn hơn.
Ngọc Huê
- Bé lười ăn và những vấn đề tâm lý (07:59:00 10/09/2008)
- Đồ ăn lạnh không tốt cho bé (15:24:00 09/09/2008)
- Kiểm soát cholesterol và caffein cho bé (15:17:00 08/09/2008)
- Lưu ý về an toàn thực phẩm cho bé (15:31:00 06/09/2008)
- Giảm lượng muối hàng ngày cho bé (15:35:00 05/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |